TTLV: Khảo sát “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (có so sánh tình hình ở Việt Nam)

Thứ tư - 24/06/2015 03:41

    THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Nghệ Minh                            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 21/02/1989                                                      

4. Nơi sinh: Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 30/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (có so sánh tình hình ở Việt Nam).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                          Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập vào năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ngôn ngữ quan trọng như dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời làm tiếng phổ thông trong nhà trường. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ngành khoa học, giáo dục và văn hoá – thông tin còn hạn chế và không thống nhất. Những mâu thuẫn giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn thấy xuất hiện và chưa có một giải pháp hoàn thiện.

Trung Quốc đã ban hành Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia vào ngày 31 tháng 10 năm 2001. Đây là một bộ luật chuyên môn và là văn bản chính thức về chính sách ngôn ngữ của Trung Quốc. Nhờ đó, có được những cách giải quyết mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia và ngôn ngữ và văn tự các dân tộc thiểu số Trung Quốc sâu sắc và có hiệu quả.

Chúng tôi xét thấy “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” của Trung Quốc hữu ích đối với việc xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam. Vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản này với hy vọng mang đến cho người đọc Việt Nam một cách nhìn tổng quan và sơ bộ về “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” của Trung Quốc.

Đi sâu nghiên cứu, phân tích các nội dung và đặc điểm cũng như tình hình thực hiện “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” của Trung Quốc. Sau khi mô tả và phân tích, trong điều kiện có thể chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với chính sách ngôn ngữ của Việt Nam để tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong chính sách ngôn ngữ của hai nước. Từ đó có thể rút ra được những đặc điểm chung trong tình hình thực hiện chính sách ngôn ngữ của hai nước hiện nay.

Trong khi thực hiện việc nghiên cứu, chúng tôi có gắng đưa ra những nhận xét, đánh giá về “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng nêu ra một vài nội dung như tình hình thực hiện, phạm vi áp dụng và sự phối hợp của các ngành khác trong việc thực hiện luật ngôn ngữ ở Trung Quốc. Qua đó hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển luật ngôn ngữ của Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Luận văn của chúng tôi xét thấy “Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia” của Trung Quốc để cung cấp thiêm tư liệu với việc xây dựng luật ngôn ngữ Việt Nam trong tương lai.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận văn là công trình nghiên cứu so sánh chính sách ngôn ngữ hai nước Việt -Trung. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là việc nghiên cứu thực trạng ứng dụng song ngữ của dân tộc thiểu số giữa hai nước Việt –Trung.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Name of student: Huang Yi Ming              2. Sex: Male

3. Date of birth: February 21st 1989             4. Place of birth: China

5. The Decision of student acceptance No. 30/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 08 January 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities.

6. Adjustment in studying: None.

7. Name of thesis: Survey on “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language” (in comparison with Vietnam’s situation)

8. Major: Linguistics.                                   9. Code: 60.22.02.40

10. Supervisor: Prof. Dr. Tran Tri Doi.

11. Summary of the thesis:

After the Democratic Republic of Vietnam was established in 1945, Vietnamese State has carried out important policies on language, for example, using Vietnamese as the official language in state administration agencies, simultaneously as language for teaching and studying at schools.

However, the co-ordination among scientific, educational, and cultural sectors was limited and not consistent. Disputes between the national language and ethnic minorities’ language in Vietnam still arose and there has not had any complete solution.

The Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language was issued by China on October 31st, 2001. This is a professional code and an official document of China’s language policy. Therefore, it results in profound and effective solutions to settle contradiction among national common writing, language and Chinese minorities’ language.

Whereas “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language” of China is helpful for the establishment of Vietnamese language policy. Thus, we conduct a survey for purpose of bringing to Vietnamese readers a preliminary overview towards “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language” of China.

Researching and analyzing the content and features as well as the implementation situtation of “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language” of China. After describing and analyzing, we conduct a comparison with Vietnamese language policy in possible conditions to find out similarities and differences between the two countries’ language policies. From that, we can draw the general characteristics in current implementation situation of the two countries’ language policies.

For the duration of the research, we try to present comments and evaluation on “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language” of China. We hope to show some contents, for instance, implementation situation, scope of application, and co-ordination among other sectors of performing language law in China. Thereby, we hope to contribute a small part into the language development of Vietnam.

12. Practical possibility (if any):

Our thesis deems “Law of language and national common writing” of China to provide additionally documentation with Vietnamese language legislation in the future.

13. The afterward research direction:

The thesis is a research project of comparison between Vietnam’s and China’s language policies. We wish to continue to implement an in-depth research and obtain achievements under this orientation, particularly examine the real situation of applying bilingual between Vietnam’s and China’s ethnic minorities.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây