TTLV: Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói

Thứ sáu - 26/06/2015 05:23

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Quang Thành          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 21/02/1980

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                   Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng, công tác tại Viện Ngôn ngữ học.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm-từ vựng để phân biệt các thổ ngữ Hà Nội ứng dụng trong giám định nhận dạng tiếng nói. Luận văn dùng phương pháp phân tích ngữ âm, cảm thụ thính giác và phần mềm chuyên dụng để nhận diện chính xác, khoa học các đặc trưng thổ ngữ vùng Hà Nội. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Luận văn đã nghiên cứu đặc trưng âm vị đoạn tính, đặc trưng của hệ thống thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính), một số đặc điểm về từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội. Qua việc khảo sát tại 5 huyện trên, chúng tôi thấy sự khác biệt thể hiện trong toàn bộ thành phần âm tiết. Do vậy, việc phân vùng thổ ngữ trong giám định truy nguyên nguồn gốc giọng nói cần có có cả hệ thống nguyên âm và phụ âm cùng thanh điệu. Ngoài ra, việc tham khảo từ vựng cũng là điều kiện cần thiết có thể bổ sung thêm cho việc truy nguyên.

Đề tài đã bước đầu thử nghiệm xây dựng hệ thống đặc trưng ngữ âm giúp giám định nhanh thổ ngữ ở Hà Nội. Hệ thống phụ âm 4 huyện Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất cơ bản giống phương ngữ Bắc bộ gồm: 19 phụ âm, các phụ âm bị khuyết là : / ʈ /, / ş/, / ʐ/ đang dịch chuyển dần nhập hẳn vào phụ âm / z/,/s/,/c/. Trong đó, các phụ âm / z1/,/s1/,/c1/ giống  / z/,/s/,/c/, về cấu âm, chỉ khác là có cường độ lớn hơn để nhấn mạnh tạo sự khác biệt nhỏ. Riêng hệ thống phụ âm huyện Hoài Đức, ngoài cách cấu âm trên có thêm sự chuyển đổi tr-t, s,x- th (sự thay đổi đó không phải trong toàn bộ các âm). Các huyện đều có sự chuyển đổi “o”-oo, ô”, “e”-“ee” nhưng tỉ lệ khác biệt trong hệ thống nguyên âm các huyện không lớn, riêng huyện Hoài Đức có nguyên âm “o” chuyển thành “ơ” ở hầu hết các âm tiết. Đây cũng là đặc trưng khác biệt hẳn so với các thổ ngữ khác. Hệ thống thanh điệu mang những nét khu biệt rõ ràng nhất của các thổ ngữ trên, chúng tôi mô hình hóa đường nét các thanh điệu  giúp việc truy nguyên nhanh chóng.

Trong việc giám định một số từ ngữ địa phương: Giống như phần lớn các vùng nông thôn khác trong đồng bằng Bắc bộ,  hầu hết các huyện đều còn lưu giữ những từ ngữ cổ như: giời- trời, dựa-nhựa, nầy-này, cu-con trai… Tuy nhiên, những từ ngữ này chỉ xuất hiện rời rạc, không có hệ thống và chủ yếu ở những người già. Do đó, trong thời gian không lâu nữa cũng sẽ không còn giá trị truy nguyên. Chúng tôi chỉ lưu ý riêng xã Cát Quế, huyện Hoài Đức có hệ thống từ khá khác biệt. Chính những nét khác biệt về từ ngữ xưng hô hay những từ địa phương làm cho tiếng nói ở Cát Quế trở nên phong phú đa dạng hơn so với một số địa phương trong huyện Hoài Đức.

Với mục tiêu nhận diện nhanh các thổ ngữ Hà Nội, chúng tôi đã xây dựng được các tiêu chí khu biệt rõ ràng, ngắn gọn giúp nhận diện chính xác từng thổ ngữ qua các đặc trưng về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, từ vựng. Luận văn đã đạt mục tiêu xây dựng sơ đồ hệ thống đặc trưng của thổ ngữ cùng với tiêu bản phổ phân tích giúp truy nguyên nhanh, giám định nhanh thổ ngữ ở Hà Nội.

Đối với hoạt động giám định tiếng nói, luận văn có những đóng góp nổi bật sau:

+ Luận văn bước đầu đi sâu vào phân tích thổ ngữ. Hiện nay, việc xác định vùng phương ngữ trong hoạt động giám định tư pháp mới dừng lại ở phương ngữ 3 vùng Bắc, Trung, Nam và một số tỉnh thành; chưa có sự truy nguyên đến từng vùng thổ ngữ huyện, xã.

+ Phương pháp phân tích phổ bước đầu đã đi vào cấu trúc các âm vị trong âm tiết. Hiện nay phương pháp xác định nhận dạng tiếng nói chủ yếu được áp dụng là đo đạc phân tích 3 formant phổ trung bình trong cả âm tiết.

+ Việc kết hợp cảm thụ thính giác và phân tích các thông số pitch, formant cho dữ liệu chính xác, khoa học là hướng đi mới trong công tác phân tích ngữ âm phục vụ giám định tiếng nói, khắc phục hạn chế hiện nay là phân tích cảm thụ thính giác không gắn với phân tích ảnh phổ làm giảm tính khách quan trong công tác giám định.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có giá trị ứng dụng vào việc giám định tiếng nói, phục vụ cho công tác khoa học- hình sự. Trong hoạt động điều tra hình sự, việc thu thập được giọng nói của đối tượng gây án hoặc những người có liên quan phục vụ hoạt động giám định, trên cơ sở đó xác định đối tượng gây án, trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng, cần thiết. Hoạt động giám định nhận dạng giọng nói phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương ngữ, ngữ âm, âm điệu, âm tiết, thổ ngữ vùng miền…của mẫu so sánh cũng như âm thanh giọng nói thu thập được. Để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác giám định giọng nói cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ các nội dung này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm- từ vựng của một số thổ ngữ ở đồng bằng sông Hồng (có so sánh với thổ ngữ Hà Nội) để phục vụ công tác giám định tiếng nói trong lĩnh vực khoa học- hình sự.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

1). Trần Quang Thành, Khảo sát một số đặc trưng ngữ âm- từ vựng của tiếng địa phương xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc- Việt Nam lần thứ III, từ trang 82 đến trang 93.

2). Trần Quang Thành (viết chung), Đặc trưng ngữ âm- từ vựng của tiếng địa phương xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Kỷ yếu Ngữ học toàn quốc 2013, từ trang 183 đến trang 192.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Quang Thanh                 2. Sex: Male

3. Date of birth: 21/02/1980                        4. Place of  birth:  Ha Noi

5. Admission decision number: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH  Dated: 21/10/2010

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Research on phonetic- vocabulary characteristics of some dialects in Hanoi, application in the assessment of speech recognition.

8. Major:  Linguistics                                 9. Code:  60.22.02.40

10. Supervisors: Associate Professor Doctor Vu Kim Bang, Institute of Linguistics.

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis is the first research about phonetic - vocabulary characteristics to find out different characteristics of Ha Noi dialects, applied in expertising to recognite speech. The thesis use some methodology such as: phonetic analysis, auditory perception,  dedicated software to indentify features Hanoi dialects correctly.

The thesis research on characteristics of Vietnamese’s consonants system, vowel system, 6 tones, vocabulary of dialects in Thach That, Soc Son, Dan Phuong, Phuc Tho, Hoai Duc- Ha Noi. The different based on all of syllabes.

The theme was initially tested building characterized phonetic’s system to  rapid assessment dialects in Hanoi. Consonants system in Soc Son, Dan Phuong, Phuc Tho, Thach That almost is same the North’s dialect: 19 consonants, didn’t have / ʈ /, / ş/, / ʐ/. There is a change in Hoai Duc district: tr-t, s,x- th (not in all of syllable). There are some changes in 5 districts: “o”-oo, ô”, “e”-“ee” and in Hoai Duc has “o” -> “ơ”.  Tone system touches most obvious localized on dialects (we described in graph).

In the assessment of some local words: Cat Que Commune, Hoai Duc district has the distinction of terms of address or dialects.

Thesis has built a criteria clear, concise, help to identify each dialect correctly through characteristics of vowels, consonants, tones, vocabulary. Thesis has achieved the goal of building the system diagram characteristic of dialects with spectrum analysis templates to help trace the fast, rapid assessment in Hanoi dialect.

For voice assessment activities:

Thesis initially going into dialect analysis. Currently, the identification of regional dialects in judicial assessment activities just at three dialects: North dialect, Central dialect, South dialect and some provinces; no trace of the dialect in districts, communes.

Spectral analysis method initially went into the phonological structure of syllables. Currently, methods for detemining speech recognition is mainly applied analytical measurements 3 formant spectrum in average in both syllables.

The combination of auditory perception and analyzing the parameters pitch, formant for data accurate, science is a new direction in the work of analytical expertise phonetic voice service, ensure objectivity.

12. Practical applicability, if any:

Thesis valuable in the application of voice assessment, catering for the science- criminal.

13. Further research directions, if any:

Research phonetic- vocabulary characteristics of some dialects in the Red river delta (compares with dialects in Hanoi) to serve the voice expertise in the field of scientific and criminal.

14. Thesis-related publications:

1). Tran Quang Thanh, Survey some phonetic - vocabulary characteristics in dialect of Canh Nau commune, Thach That district, Hanoi, Proceedings of the International Workshop: Research and teaching language, culture China- Vietnam III, from page 82 to page 93.

2). Tran Quang Thanh- Nguyen Thi Phuong Thuy, Characteristics of phonetic - vocabulary of dialect in Cat Que commune, Hoai Duc district, Hanoi, National Linguistics Proceeding 2013, from page 183 to page 192.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây