TTLV: Định hướng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội

Thứ hai - 21/09/2015 05:14

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Dương Thu Trang 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/01/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Định hướng việc làm của thanh niên Phật tử tại Hà Nội”

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                       Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương, giảng viên khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm riêng như tính dân tộc, tính thế tục, tính nhân đạo và hiện thực ngày càng cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc đối với con người bản địa về mọi mặt của cuộc sống. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Phật giáo vẫn giữ vững vai trò của mình, góp phần tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức con người trong suốt quá trình phát triển của đất nước. Việc tiếp cận nghiên cứu về thanh niên Phật tử giúp nhận diện chân dung của nhóm này, ngoài những đặc trưng của lứa tuổi thanh niên thì thanh niên Phật tử nổi bật lên với niềm tin tôn giáo và sự thực hành nghi lễ Phật giáo. Trong đó, niềm tin là yếu tố tiên quyết tác động đến định hướng và sự lựa chọn việc làm của thanh niên Phật tử thể hiện ở quan điểm của họ về những việc Phật tử không nên làm. Ngoài ra đặc điểm về nhân khẩu xã hội như giới, trình độ học vấn, sự tự xác nhận Phật tử cũng có ảnh hưởng nhất định đến định hướng và sự lựa chọn việc làm của thanh niên Phật tử. Theo đó, thanh niên Phật tử có xu hướng mong muốn được làm việc trong khu vực Nhà nước tuy nhiên tỷ lệ lựa chọn hoạt động kinh doanh (tự làm chủ) cũng rất đáng kể. Mặc dù đang có việc làm nhưng phần nhiều thanh niên Phật tử đều chưa có dự định gắn bó lâu dài với công việc trong tương lai. Bên cạnh đó, tiêu chí lựa chọn việc làm quan trọng nhất đối với họ là phải phù hợp với ngành học, tuy nhiên nam giới chọn lựa tiêu chí này nhiều hơn nữ giới, trong khi nữ giới đề cao tính năng động trong công việc hơn cả. Từ đó có thể đánh giá được đặc trưng nhân khẩu xã hội và niềm tin tôn giáo của họ có tác động đến định hướng và sự lựa chọn việc làm của thanh niên Phật tử, đồng thời mở ra một góc nhìn mới mẻ về phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhiều đối tượng và các mặt của đời sống xã hội.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Những kết quả này cung cấp một số thông tin tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách tôn giáo để có những kế hoạch, biện pháp giáo dục, tiếp tục nâng cao niềm tin tôn giáo đối với thanh niên Phật tử giúp họ có những định hướng đúng đắn trong việc làm của bản thân.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Duong Thu Trang                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 27/01/1990                            4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2998/QĐ-XHNV-SĐH Dated 30/12/2013  of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: “Job Orientation of The Buddhist youth in Hanoi”

8. Major: Spciology                                        9. Code: 60.31.03.01

10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr Hoang Thu Huong, lecturer in Sociology Faculty, Social Sciences and Humanities University, Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

Buddhism in Vietnam bringing its own characteristics as nationalistic, secular, humane and realistic shows the profound impact on indigenous people in all aspects of life. Through the vicissitudes of history, Buddhism still holds firm to its role, contributing to the moral foundation of human thought during the development of the country. Access to the study of young Buddhists helps identify this group’s portrait; besides the specifics of youngster, the Buddhist youths emerged with religious belief and Buddhist rituals practice. In particular, confidence has critical impact on the orientation and choice of job, expressed in their views of what Buddhists should not do. In addition, social and demographic features such as gender, educational level, self-validation Buddhist also have certain influence to the orientation and choice of youth Buddhists’ job. Accordingly, young Buddhists tend to desire to work in the State sector, but the proportion selected business activities (self-employment) is also very significant. Despite having job, many young Buddhists intend no long-term commitment to work in the future. Besides, the most important criteria for selecting job is to match the major. However, the ratio males chose this norm is larger than females’, while females promote dynamism in job more. And then we can assess how the social and demographic characteristics and their religious beliefs affect the orientation and choice of youth Buddhists’ job, as well as opening up a new perspective on the influence scope of Buddhism on many subjects and aspects of social life.

12. Practical applicability, if any:

These results provide some reference information for managers, religious policymakers in order to have plans, education measures, and continue to raise religious beliefs to young Buddhists, help them with the proper mindset in their own jobs.

13. Further research directions, if any: None

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây