TTLV: Đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ 2004 đến 2014 (có so sánh với công báo chính phủ Trung Quốc)

Thứ sáu - 18/09/2015 06:19

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bàng Diệu Kiệt (PANG MIAO JIE)        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/10/1989                                                 

4. Nơi sinh: Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số 2601/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đào tạo tập trung

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ 2004 đến 2014 (có so sánh với công báo chính phủ Trung Quốc)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                   Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Thùy

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn có đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ 2004 đến 2014 (có so sánh với công báo chính phủ Trung Quốc)”.

Gồm ba chương chính:

Chương 1. Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ Việt Nam từ 2004 đến 2014

Chương 3. So sánh đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ Việt Nam với công báo chính phủ Trung Quốc.

Nội dung chính của luận văn nhằm mục đích nghiên cứu về đề tài này để tìm ra các đặc điểm ngôn ngữ của những công báo chính phủ Việt Nam từ 2004 đến 2014, trên tư liệu của những công báo chính phủ cụ thể (có so sánh với công báo chính phủ Trung Quốc) nhằm phát hiện những điểm giống và khác nhau giữa công báo chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, để ứng dụng vào việc soạn thảo, tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng công báo chính phủ trên thực tế.

Luận văn này phân tích đặc điểm ngôn ngũ của công báo chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về mặt cấu trúc văn bản, từ vựng và câu, đề so sánh những điểm giống và khác nhau giữa công báo chính phủ hai nước.

Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, đồng thời có thể áp dụng trong hoạt động quản lý tổ chức hoặc trong thực tế của đời sống xã hội. Đề tài này cũng có đóng góp mới cho lí luận về công báo chính phủ thuộc văn bản quy phạm pháp luật, phong cách hành chính – công vụ, có đóng góp cho lí luận về phong cách học tiếng Việt nói chung. Đề tài này ý nghĩa trong việc hỗ trợ cho công tác dịch thuật, cụ thể là công tác dịch công báo chính phủ từ tiếng Việt sang tiếng Trung và ngược lại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đề tài này có ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ cho các cơ quan trong việc soạn thảo, tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng công báo chính phủ thuộc phong cách hành chính công vụ để đạt được hiệu quả giao tiếp, hiệu quả trong việc quản lý và trong công việc thực tế. Đồng thời có những đóng góp nhất định vào việc giảng dạy, nghiên cứu môn phong cách học tiếng Việt ở các bậc đào tạo khác nhau.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận văn là công trình nghiên cứu so sánh đặc điểm ngôn ngữ của công báo chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ về mặt từ vựng mang đặc sắc của Việt Nam và Trung Quốc.

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name of student: PANG MIAO JIE                       2. Gender: Female

3. Date of birth: October 29, 1989                                   4. Place of birth: China

5. Decision on student recognition no.: 2601/2013/QD-XHNV-SDH dated 13/11/2013 by Rector of VNU – University of Social Science and Humanities.

6. Changes during training: Full-time training

7. Name of thesis topic: Linguistic features of government’s gazette from 2004 to 2014 (with comparison to that of China)

8. Major: linguistics                                                      9. Code: 60.22.02.40

10. Supervisor: M.A. Nguyen Thi Phuong Thuy

11. Summary results of the thesis:

Topic: “Linguistic features of government’s gazette from 2004 to 2014 (with comparison to that of China)”.

It includes three major chapters:

Chapter 1. Some theoretical bases related to the topic

Chapter 2. Linguistic features of Vietnamese government’s gazettes from 2004 to 2014

Chapter 3. Comparison of linguistic  features between government’s gazette of Vietnam and that of China.

The thesis mainly focuses on researching the topic to find linguistic features of Vietnamese government’s gazettes from 2004 to 2014, based on documents of specific government’s gazettees (with comparision to those of Chinese governemtn’s gazettes) in order to find similarities and differences between governmetn’s gazettes of Vietnam and those of China, applying to editing, learning, researching and using goverment’s gazettees in practice accordingly.

This thesis analyzes linguistic features of government’s gazettes of Vietnam and China in terms of documents’ structure, vocabulary and sentences, aiming at finding similarities and differences between government’s gazettes of both countries.

Through research and learning, we will work more effectively. In addition, it can be applied to organizational management or to the practice of live and the society. This topic has also made new contribution to theory of government’s gazettes that are legal documents, bearing administrative – public service nature, making contribution to theory of style of learning Vietnamese in general. This topic plays an important significance in supporting translation, in particular, the translation from Vietnamese to Chinese and vice versa.

12. Applicability to practice:

This topic is of real significance, assisting functional agencies in editing, learning, researching and using government’s gazettes of administrative – public service nature in order to reach the effectiveness in communication, in management and in practical jobs. In addition, it has made certain contribution to teaching and researching of subjects of Vietnamese learning style in different training grades.

13. Next research orientations:

The thesis is a research project on comparing linguistic features of government’s gazettes of Vietnam and those of China. We hope to further research this topic and gain achievements toward this direction, especially the research of linguistic feature in  term of vocabulary bearing identities of Vietnam and China. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây