TTLV: Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

Thứ hai - 08/06/2015 23:24

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Thảo                        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/10/1988

4. Nơi sinh: Yên Lãng – Đại Từ – Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                               Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt với những trẻ tự kỷ ở mức độ nặng và trung bình. Hầu hết các trẻ đều cần có sự trợ giúp khi thực hiện các kỹ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ có thể tự thực hiện được đúng một số nhóm kĩ năng giao tiếp mà không cần có trợ giúp, tuy nhiên tỉ lệ này không nhiều. Vẫn còn có những trẻ không thực hiện đúng khi có sự trợ giúp hoặc không chịu thực hiện kĩ năng giao tiếp, tỉ lệ này chủ yếu xảy ra ở trẻ tự kỷ mức độ nặng. Cũng có sự khác nhau về mức độ thực hiện được các kĩ năng giao tiếp giữa các độ tuổi của trẻ tự kỷ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ như: mức độ tự kỷ của trẻ, đặc điểm nhân cách, đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ; trình độ học vấn của cha mẹ, hiểu biết của cha mẹ có con bị tự kỷ về vấn đề tự kỷ và đặc điểm giao tiếp của con bị tự kỷ; trình độ học vấn của giáo viên, các phương pháp dạy kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ và các yếu tố khách quan khác như môi trường xã hội xung quanh hoặc môi trường giao tiếp trong gia đình.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với các giáo viên dạy trẻ tự kỷ, các phụ huynh có con bị tự kỷ nghiên cứu để tham vấn, tư vấn và xây dựng tốt hơn chương trình, mục tiêu can thiệp phù hợp với trẻ, nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Từ đó có thể cải thiện hơn kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các kế hoạch, chương trình can thiệp cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATIONS ABOUT MASTER’S THESIS

1. Name: Nguyen Phuong Thao                           2. Gender: Female

3. Date of birth: October 20, 1988                        4. Place of birth: Yen Lang, Dai Tu District, Thai Nguyen Province

5. Student Recognition Decision: No. 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH dated December 28th, 2012 of the principal of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi

6. Changes in the training process: No

7. Thesis Title: Communication skills of Autistic children

8. Major: Psychology                                         9. Code: 60.31.04.01

10. Supervisor: A. Prof. Dr. Nguyen Thi Mai Lan

11. Summary of the thesis results:

Research results is showed that communication skill of autistic children still have many restrictions. Specially with autistic children in high and moderate level. Mostly, all of the children need to help realize communications skill of them. Moreover, autistic children of the low level can do properly some of communication skill without assistance, however this is not much. Still have some persons can not execute properly with assistance help or they doesn’t want to do communication skills, this proportion occurs primarily in autistic children. There are also have difference of implementation level communicate between ages of autistic children. Also there have many element influence communication skills of autistic children as blows: autistic level personality characteristics,characteristics communicate of autistic children, education level of parents, understanding of parents have autistic children about autism and characteristics of autistic children, educational level of teachers, teaching methods of communication skills for autistic children and other objective factors as  the social environment or communication environment, family communication. 

12. Practical applications:

The results of the thesis can make useful reference for teachers of autistic children . The parents have autistic children can  research for consultation, research consultants better program. Appropriate interventions with children to enhance communication skills for autistic children. Then we can improve communication skills of autistic children.

13. Next researches:

If could be research profound  to make plans, intervention program is concrete with a view to communication skills enhancement of autistic children.

14. Published research papers in connection with the thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây