Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Tạ Thị Bích Liên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/7/1986
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: theo đúng tiến trình, không có sự thay đổi
7. Tên đề tài luận văn: Báo chí Phật giáo với vấn đề phụ nữ trước năm 1945.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Vân Chi Cơ quan công tác : Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trường ĐHKHXH&NV
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đầu thế kỷ XX, cùng với nhiều diễn biến chính trị, xã hội và văn hóa, trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo. Khởi phát của phong trào chấn hưng Phật giáo là ở miền Nam nhưng nhanh chóng lan tỏa trở thành phong trào sôi nổi, sâu rộng và toàn diện trong cả nước. Phong trào chấn hưng Phật giáo đã trở thành động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Từ trong phong trào này, Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức khác với sự rời rạc, lỏng lẻo trước đó. Các tổ chức Phật giáo ra đời ở khắp ba miền, có cơ quan ngôn luận là những tạp chí, nguyệt san, nội san… với những bài viết thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới Phật giáo cũng như dư luận xã hội. Tuy nhiên, báo chí Phật giáo giai đoạn này còn chưa được chú ý nghiên cứu.
Cũng trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam đã dần xuất hiện vấn đề phụ nữ được toàn xã hội quan tâm và thảo luận. Bài viết cố gắng tập trung làm rõ vấn đề phụ nữ dưới tác động của phong trào chấn hưng Phật giáo được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt trên địa hạt báo chí Phật giáo..,
Thông qua việc khảo sát các tư liệu báo chí Phật giáo có được, luận văn đã phần nào phản ánh thực trạng địa vị của ni giới ở Việt Nam. Vai trò của ni giới trong việc vận động hoằng dương Phật pháp, vận động để giải thoát trí tuệ cho phụ nữ, đặc biệt vận động ni giới tham gia các hoạt động xã hội cũng như tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam theo đó cũng được đề cập.
Lần đầu tiên vấn đề phụ nữ trong bộ phận ni giới được nhắc đến, luận văn sẽ góp phần nâng cao về mặt nhận thức đối với lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng cũng như lịch sử phong trào giải phóng phụ nữ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam cận đại.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về những đóng góp của báo chí Phật giáo trong lịch sử phong trào giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ta Thi Bich Lien 2. Sex: women.
3. Date of birth: 04/7/1986; 4. Place of birth: Bac Giang
5. Admission decision number: 1883/QĐ- XHNV-SĐH. Dated 21/10/2010.
6. Changes in academic process: as right processes, no choices changed.
7. Official thesis title: Buddhist Newspapers on the Woman Issue before 1945.
8. Major: History of Viet Nam. 9. Code: 60.22.54
10. Supervisors: Dr Dang Thi Van Chi
11. Summary of the findings of the thesis:
Early the twentieth cetury, along with several political movements, social and cultural, religious life in Vietnam appeared to revive Buddhist movement. The onset of the movement to revive Buddhism in the south but quickly spread to become lively, extensive and comprehensive movement in the country. The movement to revive Buddhism has become a driving force, a lever for the development of Buddhism in Vietnam. From within this movement, Buddhism came into operation with other organizations which are different from earlier, loosely discrete. The advent of Buddhist organizations across the three regions, with the mouthpiece is the journal, magazine, newsletter ... and many articles attracted a lot of attention from the Buddhist world as well as public opinion. However, press of the Buddhist of the period was not studied attentively.
Also in the context of the early twentieth century, in Vietnam has gradually appeared women's issues in which the society were interested and had lots social concerns anddiscussions. This of discurring article attempts to clarify the women issue under the influence of the movement of revive Buddhism movement which is expressed in many ways, especially in the realm of journalism Buddhism ..,
Through the study from materials of Buddhism, the article was partly reflects the reality status of nuns in Vietnam. The role of nuns in lobbying propagate the Dharma, campaigning for intellectual liberation of women, especially encourage the nuns to participate in social activities as well as in the national liberation movement of Vietnam's population, it can be mentioned.
For the first time women issue in nuns are mentioned, the article will contribute to raising awareness about the presence of social history and the history of ideas as well all history of women's liberation movement in Vietnam in the first half of the twentieth century.
12. Practical applicability, if any:
This thesis can be taken as reference for study of Vietnam modern history
13. Further research directions, if any:
Studies on the contribution of the media in the history of Buddhism women's liberation movement in Vietnam.
14. Further research directions, if any:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn