Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Tạ Văn Tác
2. Giới tính: nam
3. Ngày sinh: 10/05/1983
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số:1266/QĐ-SHĐ Ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Nghi lễ thờ cúng của Phật giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam, nghi lễ Phật giáo luôn là một trong những yếu tố tạo thành tính đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Nghi lễ Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, được xem là một trong những nhân tố quan trọng để đạo Phật bắt rễ sâu hơn vào văn hóa Việt Nam. Nghi lễ Phật giáo đóng vai trò quan trọng, không chỉ là một phương tiện để chuyển hóa tâm linh, đưa người vào Đạo mà còn là một pháp môn tu học.
Nói tới vùng đồng bằng Bắc Bộ, là nói tới cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi sơ khai và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Phật giáo vào Việt Nam, ngay lập tức bén duyên với vùng đất giàu truyền thống văn hóa Bắc Bộ, hòa mình với vùng văn hóa đó.
Luận văn đóng góp một cách nhìn mới về nghi lễ thờ cúng của Phật giáo nói chung, Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay nói riêng. Luận văn đã đạt được những kết quả:
- Trên cơ sở lý luận phân tích về cơ sở hình thành nghi lễ thờ cúng Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ, luận văn chỉ ra được những nội dung cơ bản thể hiện nghi lễ thờ cúng Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay qua các vấn đề: chủ thể, đối tượng, phương thức và biểu hiện cụ thể qua một số ngày lễ chính trong chùa.
- Từ những phân tích đó, luận văn đưa ra được ý nghĩa của nghi lễ thờ cúng Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của nghi lễ thờ cúng Phật giáo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Góp phần giúp những người quan tâm đến Phật giáo, đặc biệt là các tín đồ Phật giáo hiểu hơn về nghi lễ Phật giáo, ứng dụng trong thực hành nghi lễ Phật giáo.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sự khác nhau của nghi lễ thờ cúng Phật giáo ở các vùng khác nhau.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ta Van T 2. Sex: Male
3. Date of birth: 10/05/1983 4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 1266/QD-SDH Dated: 10/10/2014
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Worship of Buddhism in the Northern Plains today
8. Major: Religious 9. Code: 60.22.03.09
10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D. Tran Thi Kim Oanh Faculty of Philosophy, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis: During the introduction, survival and development of Vietnam Buddhism, Buddhist ritual has always been one of the factors forming the specificity of the Vietnam Buddhist culture in particular and national culture in general. Buddhist ritual always with the nation, is considered one of the important factors to Buddhism more deeply rooted in the culture of Vietnam. Buddhist rituals play an important role, not only as a vehicle for spiritual transformation, bringing people into the Act, but also a training and learning methods.
Speaking to the North Delta area, is said to form a cradle of culture, civilization Vietnam since the beginning of time and is also currently the cultural reserved area is much more traditional values. Buddhism in Vietnam, immediately keen affinity with traditional land rich northern culture, the culture immersed with it.
Thesis contribute a new perspective on the worship of Buddhism in general, Buddhism northern delta region in particular now. Thesis has achieved these results:
- On the basis of reasoned analysis formed the basis of Buddhist worship in the North Delta, the thesis points out the basic content expressed Buddhist worship in the northern plains today through the problem: actors, objects, methods and expression through some major holidays in the temple.
- From the analysis, the thesis give the meaning of Buddhist worship in the northern delta current and proposed solutions to preserve the cultural values of Buddhist worship
12. Practical applicability, if any: Contributing to help those who are interested in Buddhism, especially the Buddhists understand more about Buddhist ceremonies, the application in practice of Buddhist rituals
13. Further research directions, if any:
Differences of Buddhist worship in different regions.
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn