Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Dung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27-03-1989
4. Nơi sinh: Yên Lạc – Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)
8. Chuyên ngành: Lý luận lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình Mã số: 60.21.02.31
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu, Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là những lý thuyết của Tự sự học, luận văn đã chỉ ra những nhân tố chính yếu tạo nên thành công của một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học đó là cốt truyện và nhân vật. Tuy vay mượn cốt truyện của tác phẩm văn học nguyên mẫu nhưng trong phim ảnh, nhà làm phim phải biết chắt lọc, biến tấu để tạo nên một bộ phim hấp dẫn, sống động. Cũng như vậy, nhân vật từ trang sách đến phim ảnh là một quá trình chuyển biến đầy thách thức, mỗi đạo diễn cần phải chọn lọc diễn viên phù hợp và tạo nên tình huống truyện, chi tiết đắt giá để diễn viên có đất diễn thể hiện được đời sống nhân vật. Luận văn không đi dàn trải tất cả các yếu tố làm nên thành công của một bộ phim mà chỉ đi sâu khai thác, phân tích cốt truyện và nhân vật trong phim chuyển thể để nhà làm phim khi quyết định việc lựa chọn tác phẩm văn học chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh sẽ có cái nhìn chính xác, toàn diện. Qua việc tìm hiểu cốt truyện và nhân vật của hai bộ phim Trăng nơi đáy giếng và Cánh đồng bất tận, chúng tôi lý giải một cách cụ thể việc chuyển thể của nhà làm phim như thế nào trên nguyên tác văn học. Có những yếu tố, chi tiết không cần thiết được lược bỏ nhưng cũng có những yếu tố, chi tiết được thêm vào như thế nào; việc đảo chiều kết cấu, thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện nguyên tác ra sao sau khi được đưa vào phim sẽ tạo hiệu ứng như thế nào… Tất cả sẽ được luận văn chỉ ra một cách cụ thể. Đồng thời, tác động ngược trở lại từ phim ảnh đối với tác phẩm văn học ra sao giúp nhà văn hiện đại có thêm những cách thức xây dựng nhân vật, cốt truyện, cấu trúc tác phẩm… mới lạ đem đến những tác phẩm giá trị cho người đọc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với kho tàng văn học phong phú từ xưa hay sức hấp dẫn từ những cuốn sách best-seller gần đây luôn luôn là nguyên liệu phong phú cho nhà làm phim. Tuy nhiên, không phải cuốn sách nổi tiếng nào cũng có thể chuyển thể được, điều đó cần phải có con mắt tinh tường của nhà làm phim. Với việc hiểu rõ nguyên lý, cách thức, đặc điểm của cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ giúp nhà làm phim khi chuyển thể tác phẩm được chân thực hơn, hay hơn, nhân vật trở lên “đời hơn”, giảm bớt những nhận định khi nhiều bộ phim không đạt đến độ chín so với tác phẩm văn học, không thực sự đi vào trái tim người xem.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Gần đây, phim điện ảnh Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể và có đạt được thành công nhất định, đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học. Người viết mong muốn tìm hiểu thêm về cách thức chuyển thể, lý giải nguyên nhân thành công của những bộ phim này để giúp những nhà làm phim trẻ có những bí kíp khi chuyển thể phim từ nguyên tác văn học, làm sao để bộ phim khi ra rạp không chỉ có doanh thu tốt mà có được chất lượng nghệ thuật cao.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
THE INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Dung 2. Gender: Female
3. Date of birth: 27/03/1989 4. Place of birth: Yen Lac – Vinh Phuc
5. Admission decision numbers: 2998/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: 30/12/2013 of the Director of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Art adapted literary works into film seen from aspect the plot and characters (via “The moon at the bottom of the well”, “The floating lives”).
8. Major: History theory and Film – Television criticism Code: 60.21.02.31
9. Supervisor: Assoc. Prof – PhD: Ly Hoai Thu, Literature Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
10. Summary the findings of the thesis:
Based on using the interdisciplinary research method, especially the theory about the self-studying,the thesis has indicated that the main factors to the success of a film adapted from literary works are the plot and character. In spite of borrowing the plot from the archetype literary work, the filmmakers must know variations to create a lively and interesting drama. Besides, character from pages of a book to a drama is a process of challenge changes, each directors must select suitable actor or actress and create appreciate situation, the key details for actors to show their talent expression the life of character. The does not spread the general elements that create the success of a drama, it only delves into exploiting and analyzing plot and character in adapted films.This will help the filmmakers have a precise and comprehensive view when they decide to selecting a literary work adapted to a film work. By studying the plot and character of the two movies “The moon at the bottom of the well”, “The floating lives”, we explain in details the way the filmmakers could adapt from the original literature. And the way that unnecessary elements and details are omitted or added; how to reverse the texture, time, space, the effect and the change after putting the work of original story into the film, etc. All will be shown in detail in the essay. At the same time, how the back impacts from film to literary work help the modern writers have more methods to build new and strange characters, plots, structures, etc.. that bring value work to the readers.
11. Practical applicability, if any:
The plentiful ancient literary treasure or the appeal from the best-seller books recently are always the abundant source for the filmmakers. However, not yet famous books can be adapted, it should be based on the knowledge and creation of the filmmakers. The clearly understanding of principles, methods and characteristics of plot and character in the literature is able to help filmmakers to adapt the story better, more practical and characters are “more lives”, reduce some comments when many dramas are not the same as the original literature, or do not reach the viewers’ heart.
12. Further research directions, if any:
Recently, Vietnamese films are significantly changing and have achieved certain success, especially the films adapted from literary works. The writer wants to study more about the measure to transform, explanation about the reasons of success. This may help the young filmmakers have the recipes about how to adapt a literature into a drama, and how to make film not only gain revenue but also have the high artistic quality when it goes public.
13. Thesis – related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn