TTLV: Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên sóng truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và Đài PT-TH Lạng Sơn, từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015)

Thứ năm - 12/05/2016 21:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đào Thị Hiền

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/03/1988

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên sóng truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và Đài PT-TH Lạng Sơn, từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015)

8. Chuyên ngành: Báo chí                           Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Xuân Sơn – Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH QG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung giải quyết: lý luận chung về truyền hình và vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em trên truyền hình. Trong đó, nghiên cứu làm rõ các khái niệm: “truyền hình”, “buôn bán người”, “buôn bán phụ nữ và trẻ em”. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, vai trò của việc tuyên truyền phòng, chống BBPNTE trên truyền hình.

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá nội dung và hình thức các tác phẩm có nội dung tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía Bắc trên các kênh VTV1, LSTV, ANTV (từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015). Trong chương này, tác giả cũng đã rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các kênh truyền hình khi thông tin, tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị đối với cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý, cơ quan báo chí, nhà báo, các chương trình trong diện khảo sát, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em .

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đề tài luận văn có ý nghĩa quan trọng, giúp các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, nhất là các nhà báo sớm có kế hoạch tuyên truyền về thủ đoạn của bọn tội phạm, biện pháp, định hướng người dân sống và làm việc theo pháp luật. Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn là tài liệu bổ ích đối với các chương trình trong diện khảo sát khi thông tin về vấn đề phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, luận văn là nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu về vấn đề tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em cho các kênh truyền hình khác, ngôn ngữ hình ảnh, chi tiết trong phóng sự có nội dung phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em,…

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

                         

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Master student’s full name: Dao Thi Hien           2. Sex: Female

3. Date of birth: March 11th, 1988                          4. Place of birth: Hanoi

5.Postgraduate admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: The problem of trafficking in women and children across the Northen border on television (Surveying on VTV1, ANTV and Lang Son Radio and Television Station, from May 2014 to May 2015)

8. Major: Jounalism and Communication                Code: 60.32.01.01

9. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Duong Xuan Son - Press Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis focuses on researching and giving some basic results as follows:

In the first chapter of the thesis, the author has focused on solving the issue that is general theory of television and the problem of trafficking in women and children on television. In which, the author has studied and clarified concepts of "Television", "Human Trafficking", "Trafficking in Women and Children". In addition, the author has given the views of the Party, the Law of State on prevention and fight of trafficking in women and children; the role of the propagation for prevention of trafficking in women and children on television.

In the second chapter, the author has focused on survey, analysis and evaluation of content and form of propaganda works on prevention and fight of trafficking in women and children across the northern border on VTV1, LSTV, ANTV channel (From May 2014 to May 2015). In this chapter, the author has drawn the successes, limitations and reasons for the limitations of television channels when providing the information and propaganda to combat trafficking in women and children.

In the third chapter of thesis, the author has boldly proposed a number of recommendations for directing and management agencies, press agencies, journalists, programs of this survey to improve the quality, efficiency in the propaganda of prevention and fight of trafficking in women and children..

11. Practical applicability:

Stemming from the theory and practice, the thesis topic has played an important role helping directing and management agencies, press agencies, journalists to early have the plan of propagating and orienting people to live and work under the law. The research results of the thesis is a reference for the programs of this survey when providing information about the prevention and fight of trafficking in women and children. In addition, the thesis is a useful information source for researchers, management agencies and others who are interested in this issue.

12. Further research directions:

If possible, this thesis also may open many research directions on the issue of propaganda, prevention and fight of trafficking in women and children for other TV, image language, reportage details containing the content of preventing and fighting the trafficking in women and children, ect.

13. Thesis-related publications: N/A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây