TTLV: Nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản

Thứ hai - 03/10/2016 21:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đỗ Hà Phương                          

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 14/01/1989

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu Luật Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản

8. Chuyên ngành: Châu Á học                       Mã số: 60.31.50

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hải Linh, Khoa Đông phương học, trường ĐH KHXH & NV

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Bài luận văn lấy đề tài nghiên cứu về Luật bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản. Bộ luật ra đời năm 1950, là bộ luật về văn hóa đầu tiên mang tính hoàn thiện nhất của Nhật Bản tập hợp những quy định pháp luật nhỏ lẻ liên quan đến di sản văn hóa đã được ban hành trước đó như “Luật bảo vệ di tích chùa chiền cổ”, “Luật bảo vệ di tích lịch sử và danh thắng tự nhiên”, “Luật bảo tồn bảo vật quốc gia”… Luận văn đã đi sát quá trình phát triển của bộ luật, từ khi mới ra đời trong bối cảnh nước Nhật vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, đến những lần cải cách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Việc đi sâu nghiên cứu Luật bảo tồn tài sản văn hóa Nhật Bản có thể giúp tổng hợp và rút ra được những bài học thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa truyền thống đối với Việt Nam - một đất nước đã và đang trên đà hội nhập nhanh chóng với thế giới, không chỉ tiếp thu mà cần gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Bảo tồn di sản văn hóa là một vấn đề rất được quan tâm ở Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại thì ý thức bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền lại cho hậu thế các giá trị cao đẹp của di sản văn hóa càng ngày càng được nâng cao. Việc thi hành các chính sách trong Luật bảo tồn di sản văn hóa của Chính phủ Nhật Bản cùng với người dân và những thành tựu to lớn của nó đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu đối với các nước, trong đó có cả các nước đang phát triển như Việt Nam, trong việc giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống quý báu.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận văn chỉ mới liên hệ với Việt Nam qua một vài gợi ý chung chứ chưa phân tích kỹ lưỡng với từng loại hình di sản văn hóa. Nếu có điều kiện tiếp tục phát triển, thiết nghĩ cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn trên cơ sở một đối tượng di sản văn hóa cụ thể ở Việt Nam. Để từ đó, thực hiện nghiên cứu đối sánh với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Nhật Bản, rút ra những bài học thực tiễn phù hợp hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Ha Phuong                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 14-01-1989                      4. Place of  birth: Ha Noi

5.Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 21/10/2010 of the Director of University of Social Sciences and Humanities.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: Researching about the Preservation Law of Japan's cultural heritage.

8. Major: Asian Studies                            Code: 60.31.50

9. Supervisors: Doctor Phan Hai Linh, Faculty of Oriental Studies – University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

This essay themes studies on the Preservation Law of Japan's cultural heritage. This Law was issued in 1950, it’s the Japanese most completed cultural law set consists of legal regulations related to small cultural heritage which was issued previously such as "Law on Protection ancient pagodas "," Law on protection of historical sites and natural landscapes, "" Law on preservation of national treasures "etc. This essay could go closely along with the development process of the Law; from the beginning time where Japan was still suffering from the devastating consequences of World War II; to the time of economical re-structuring in order to be suitable with economical society condition as well as the status of cultural heritage. The deep study of this Law helps synthesizing the Japan's experience into practical lessons in preserving and promoting the traditional cultural heritage for Vietnam - a country that has been being on the trend of rapid worldwide integration, not only to absorb but also to preserve the cultural identity of the nation.

11. Practical applicability, if any:

Preserving cultural heritage is a matter of concern in Japan. Along with the development of modern society, the sense of conservation, preservation and transfer the noble values ​​of cultural heritage to next generations has been increasing. The implementation the Preservation Law of cultural heritage of the Japanese government together with citizen and its great achievements have become valuable lessons for other countries, including developing country like Vietnam, in preserving and protecting the precious traditional cultural values.

12. Further research directions, if any:

The Essay’s just connected to only Vietnam through a few general suggestions rather than careful analysis of each type of cultural heritage. In case of good chance, it needs the further studies on the basis of an specified cultural heritage object of Vietnam. Thus, to compare to the conservation and development of Japan's cultural heritage, gain the more practically appropriate lessons.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây