TTLV: Quan hệ Trung Quốc - Indonesia và tác động đến khu vực Đông Nam Á (2005-2015)

Thứ sáu - 30/09/2016 03:27

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phùng Thị Kim Ngân                   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/8/1986

4. Nơi sinh: Kiến An, Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Trung Quốc - Indonesia và tác động đến khu vực Đông Nam Á (2005-2015)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                   Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ đối tác chiến lược bùng nổ, trở thành một xu thế định hình quan hệ quốc tế hiện đại, làm gia tăng tính đan xen, phức tạp trong quan hệ quốc tế. Thời gian qua, quan hệ đối tác chiến lược được phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về nhiều mức độ và loại hình.

Có thể nói, giai đoạn 2005 - 2015 là quãng thời gian mà quan hệ Trung Quốc - Indonesia có những bước tiến chưa từng có trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 10 năm (2005 - 2015), quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia đã phát triển nhanh chóng về mức độ và mở rộng trên mọi lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục đến lĩnh vực nhạy cảm như an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định trên các lĩnh vực như sự thiếu hụt niềm tin về chính trị, tính chất bất cân xứng trong hợp tác kinh tế, có những mầm mống của sự chia rẽ về lợi ích và một số mục tiêu không đạt được như trong các văn kiện hợp tác đã ký kết đặt ra.

Về tác động đến khu vực Đông Nam Á, quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia (2005- 2015) góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời, làm gia tăng sự can dự của các nước lớn vào khu vực; tăng cường quan hệ ASEAN - Trung Quốc; điều chỉnh vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Trong tương lai ngắn hạn, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy theo khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhưng một mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa thì khó có thể xảy ra.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu kham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Bài báo “Vài nét về quan hệ Trung Quốc - Inđônêxia trong 10 năm qua”, Tạp chí Đối ngoại số 81, số 7/2016.

                               

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phung Thi Kim Ngan                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 31/08/1986                             4. Place of  birth: Hai Phong City

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH dated  31/12/2014, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi (VNU)

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “China-Indonesia relationship and its impacts on Southeast Asia (2005-2015)”

8. Major: International relations                         Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Nguyen Manh Cuong, PhD

10. Summary of the findings of the thesis:

In the early years of the twenty-first century, strategic partnerships among nations have boomed, becoming a trend shaping contemporary international relations, enhancing the complicated aspects of international relations. Strategic partnerships have recently seen a  strong growth in number, level and type.

In the period 2005 - 2015, China - Indonesia relationship has had a huge step since their establishment of diplomatic relations. Thus, in 10 years, the cooperation between China and Indonesia has grown stronger in many areas, such as political, commercial, economic, defense, and cultural relations. However, the relationship still has some limitations as lack of political trust, asymmetric nature of economic cooperation, differences in benefits and a number of targets were not achieved as expected.

The partnership has a larger effect on Southeast Asia. It enhances the cooperation process in the region, increasing major countries’ involvement in the region, strengthening ASEAN - China relations and making an impact on Indonesian foreign policy toward ASEAN. In near future, the relation still will be under comprehensive strategic partnership, but will not be better.

11. Practical applicability:

The thesis could be used for reference for research, teaching on international relations.

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications:

“Sino-Indonesian relationship in 10 recent years”, External Relations Review, July 2016.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây