TTLV: Nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh

Thứ tư - 16/05/2018 22:47

  THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Hạnh           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/1/1993

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                               Mã số: 61.22.01.21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hiền, Giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Thông qua các khảo sát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và quan niệm nghệ thuật của hai nhà văn Nam Cao và Lỗ Tấn, luận văn đã chỉ ra quan niệm văn chương vị nhân sinh là điểm gặp gỡ của hai nhà văn. Xuất phát điểm tương đồng này, cả hai tác giả đều tìm đến kiểu nhân vật nghịch dị như một hình thức biểu hiện nghệ thuật phù hợp để thể hiện quan điểm văn chương trong truyện ngắn của mình.

- Luận văn đã hệ thống hóa được các loại hình nhân vật nghịch dị trong các truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, từ đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong sáng tạo về kiểu nhân vật nghịch dị thể hiện trong sáng tác của hai tác giả.

- Luận văn đi sâu làm rõ nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, từ đó rút ra các nhận định mang ý nghĩa so sánh về nghệ thuật xây dựng nhân vật gắn với phong cách của từng tác giả.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho những người quan tâm nghiên cứu về kiểu nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của từng tác giả Nam Cao, Lỗ Tấn nói riêng, cũng như nghiên cứu so sánh về truyện ngắn của hai nhà văn này nói chung. Trên cơ sở này, luận văn cũng góp phần bổ sung thêm một kết quả nghiên cứu cho lĩnh vực nghiên cứu so sánh văn học Việt Nam và Trung Quốc ở từng quốc gia.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

MASTER’S THESIS INFORMATION

1. Name: Le Thi Hanh                           2. Sex: Female

3. Date of Birth: 16/1/1993                   4. Birth place: Hanoi

5. Admission of student number: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH on December 31, 2015 by the principal of the University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes during training process: None

7. Thesis topic: The grotesque characters in short stories of Nam Cao and Lo Tan in a comparative perspective [Nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh]

8. Major: Vietnamese Literature          Code: 61.22.01.21

9. Mentor: Doctor Nguyen Thu Hien – Lecturer of Literature Department - the University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the thesis:

- The researcher studies Nam Cao’s and Lo Tan’s lives, career, and their conceptions of art to find out that Art for life’s sake is what they have in common. The thesis emphasizes the humane meaning of the grotesque characters created by the two writers. With this similar starting point, both writers find grotesque characters is a suitable way to convey their literature perspective

- The researcher analyses the grotesque characters in short stories written by Nam Cao and Lo Tan to evaluate similarities, as well as differences in the creativities of building grotesque characters by the two writers.

- The researcher examines the two writers’ art in building grotesque characters in their short stories to compare their character building methods in regards to each writer’s writing styles.

11. Practical usage of the thesis:

This research is a useful source for people who want to study the grotesque characters in either Nam Cao’s or Lo Tan’s writings, as well as those who are interested in researching their short stories in general. The study also contributes a different result on the field of comparing Vietnamese literature and Chinese literature in different countries.

12. Intention for future research: None

13. Existed statement related to the thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây