TTLV: Những thay đổi chính trị của Myanmar từ 2010 đến 2015

Chủ nhật - 14/05/2017 22:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Sái Việt Thành                            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/11/1983

4. Nơi sinh: Phường Hồng Hà - TP. Yên Bái - Tỉnh Yên Bái

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập đến tháng 6/2017.

7. Tên đề tài luận văn: Những thay đổi chính trị của Myanmar từ 2010 đến 2015.

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                        Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Trần Khánh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Myanmar là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chính trị - chiến lược quan trọng tại Đông Nam Á, nhưng nhiều năm qua vẫn là một trong những nước chậm phát triển nhất khu vực. Kể từ khi Chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein chính thức lên nắm quyền điều hành đất nước vào tháng 3 năm 2011, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi quan trọng. Từ một nước được điều hành bởi chính quyền quân sự trong hơn hai thập kỷ, Myanmar chính thức chuyển sang chính thể đa đảng dân sự với sự hiện diện của các đảng phái đối lập trong quốc hội.

Nhờ những thay đổi đó, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi theo hướng dân chủ, minh bạch dựa trên những nền tảng pháp lý căn bản. Những nỗ lực hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa được thể hiện ở sự tham gia tự do vào đời sống chính trị của các đảng phái và các tổ chức phi Nhà nước, ở việc các quyền của người dân được từng bước đảm bảo… và được quốc tế ghi nhận. Chính trị đối ngoại của Myanmar cũng đã có những thay đổi đáng kể theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; phá thế bị bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây; thu hút nguồn vốn đầu tư, sự hỗ trợ và viện trợ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước, giảm sự phụ thuộc quá lớn của Myanmar vào Trung Quốc, nâng cao vị thế, vai trò của Myanmar trên trường quốc tế.

Myanmar là nước trong khu vực, cùng là thành viên ASEAN với Việt Nam. Hơn nữa, hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Do đó, Những thay đổi chính trị tại Myanmar đã có những tác động không nhỏ đến Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam - Myanmar. Về thuận lợi, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội làm ăn; được sự ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực… Về khó khăn, tạo ra những thách thức về cải cách chính trị và cạnh tranh kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần ưu tiên thúc đẩy quan hệ với quốc gia này lên tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.     

 11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu kham thảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Sai Viet Thanh                            2. Sex: male

3. Date of birth: 04/11/1983                             4. Place of  birth: Yen Bai province

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, December 31, 2014 University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process: extend studying period till June 2017

7. Official thesis title: Myanmar’s political changes from 2010 to 2015

8. Major: International study                              Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Associate Professor, Doctor of Science Trần Khánh,  Southeast Asian Studies.

10. Summary of the findings of the thesis:

Although being rich in natural resources and possessing a significant strategic geo-political position in Southeast Asia, Myanmar is still one of the most under-developed countries in the region. Since the civil government led by the president Thein Sein officially took office in March, 2011, Myanmar’s politics has changed significantly. Myanmar’s two-decade lasting military administration has now been transformed into an brand new civil administration which allows the existance of civil parties.

Thanks to above changes, Myanmar’s politics has had a more democratic and transparent transformation which is based on the legal basis. The efforts of national harmony and democracy are illustrated by the fact that political parties and non-governmental organizations are free to participate in political life of the country and people rights have been gradually guaranteed and internationally recognized. Myanmar’s diplomacy has also witnessed significant changes in the the way of multi-lateralization and diversification, breaking the embargo of America and the western countries, attracting investment capital sources, assistance and aids from the outside to developing its economy, reducing the substantially dependence of Myanmar on China and especially improving Myanmar’s position and role in the international arena.

Being regional countries and members of ASEAN, Myanmar and Vietnam have long-lasting and friendly relations. Thus, the political changes in Myanmar have exerted significant impacts on Vietnam as well as Vietnam-Myanmar relations. In the positive prospects, Myanmar helps to expand Vietnam’s market for its export products, investment capital and brings Vietnam more mutual support on the international and regional forums. In contrast, it also creates challenges in terms of political renovation and economical competitiveness. Therefore, in the coming time, Vietnam should take priority in enhancing its relations with Myanmar to the new level more practically and efficiently, especially in fields of economics, trade and investment.

11. Practical applicability:

The thesis could be used for reference for research, teaching on international relations.

12. Further research directions: ​​

13. Publications related to the Thesis: ​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây