TTLV: Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay

Chủ nhật - 14/05/2017 22:49

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Trung Hướng            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/11/1969

4. Nơi sinh: Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập đến tháng 6/2017

7. Tên đề tài luận văn: Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay.

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                    Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Kháng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có nền công nghiệp hiện đại, nhưng trong suốt thời gian dài vừa qua, Nhật Bản được ví như “người khổng lồ một chân”. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Nhật Bản là quốc gia bại trận, bị buộc phải từ bỏ quyền phát triển các tiềm lực quân sự. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản thực hiện chính sách quốc phòng theo “Hiến pháp Hòa bình 1946” do Mỹ áp đặt, không được xây dựng quân đội và không được sử dụng vũ lực giải quyết các tranh chấp quốc tế, chỉ được xây dựng lực lượng phòng vệ với chức năng phòng thủ đất nước và bảo đảm ổn định xã hội, việc đảm bảo an ninh chủ yếu dựa vào Mỹ và Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, với phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, cùng với sự biến động phức tạp, mạnh mẽ của tình hình quốc tế, khu vực sau Chiến tranh Lạnh, nhất là sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, sự suy giảm sức mạnh của Mỹ, cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc với mục tiêu trở thành cường quốc thế giới và đặc biệt là tham vọng mở rộng lãnh thổ của nước này… không chỉ tác động mạnh mẽ tới yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà còn thôi thúc Nhật Bản phát triển trở thành cường quốc toàn diện. Để thực hiện mục tiêu đó, những năm vừa qua, Nhật Bản không ngừng thúc đẩy điều chỉnh chiến lược quân sự theo hướng xây dựng một quân đội quốc gia hùng mạnh với đầy đủ các chức năng như quân đội của các cường quốc khác trên thế giới.

Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược của nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam được Nhật Bản coi là một đối tác quan trọng trong chiến lược quốc gia tổng thể, nhất là trong chiến lược đối với khu vực Đông Á của Nhật Bản. Nhật Bản là nước lớn và có tiềm lực mạnh, nên sự điều chỉnh chiến lược quân sự của sẽ có những tác động không nhỏ tới tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có Việt Nam. Do vậy, nắm chắc những động thái điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, để Việt Nam có giải pháp ứng xử phù hợp trong quan hệ với Nhật Bản nhằm thu được lợi ích lớn nhất, hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ sự điều chỉnh này của Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh các nước lớn ngày càng coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là một trọng điểm, trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung có những phức tạp khó giải quyết, quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ có những điểm tồn tại nhạy cảm. Trong những năm qua, mặc dù giới khoa học, nghiên cứu, dư luận trong và ngoài rất quan tâm theo dõi, nghiên cứu và có nhiều chuyên đề, bài viết về sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản, nhưng chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, cụ thể và có hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay” để đánh giá một cách toàn diện và dự báo chính xác chiến lược quân sự của Nhật Bản trong những thập kỷ tới là vấn đề có ý nghĩa hết sức cấp thiết và thực tiễn cao, góp phần thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, tham khảo cho các cơ quan, nhà trường, nhất là cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Trung Huong               2. Sex: Male.

3. Date of birth: 14/11/1969.                         4. Place of  birth: Vinh Yen City - Vinh Phuc Province.

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, Date: 30/12/2014 University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process: Extend studying period till June 2017.

7. Official thesis title: Adjustment of Japan’s military strategy from 1992 up to now.

8. Major: International Studies                      Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Dang Xuan Khang, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:

Japan is now the third largest economy all over the world, with a modern industry, however over the past long period of time, this country has been considered “one legged giant”. After the Second World War, Japan was the loser and this country had to abandon its right of developing military capabilities. During the Cold War, Japan has carried out its defense policy based on “Peaceful Constitution 1946”, which was imposed by the US. Accordingly, Japan was not allowed to build army and use force to dealt with international disputes. It could only established defense forces with self-defense function and ensured social stability. The duty on ensuring security mainly relied on the US and the United Nations. However, the strong development of the national economy, together with the complex changes of regional and international situation after the Cold War, especially the collapse of socialist countries in East Europe, particularly the Soviet Union, the decrease in America’s power and the rise of China with the ambitions of becoming a global superpower and broadening its territory…not only had strong effects on the demand to ensure national defense and security but also encouraged Japan to become a comprehensive superpower.

In order to realize this goal, over the past few years, Japan has continuously promoted the adjustment of military strategy towards building a strong national army with full functions like armies of other global superpowers.

Japan and Vietnam are strategic partners with a number of common features on history and culture. Cooperation between the two countries, over the past years, has continuously developed in all aspects. Japan has considered Vietnam an important partner in its overall national strategy, particularly in its strategy on East Asia.

Japan is a big country and has a strong capability, therefore, the adjustment in its military strategy will largely effect the regional as well as international situation, including Vietnam. As a result, it will be a very important significance for Vietnam to understand well about the adjustment of Japan’s military strategy, in order to have suitable behaviors in the relationship with this country for achieving maximum interests and minimizing unfavorable effects from this adjustment, especially in the situation that big countries are attaching more and more importance to the Asia Pacific region, in which Southeast Asia is a main point; Japan - China relationship still remains complicated; the relationship between Vietnam - China as well as Vietnam - US still exist sensitive challenges.

Over the past years, there have been so many scientists, researchers and world opinion paying attention and doing research about the adjustment of Japan’s military strategy, nevertheless, there has not been any comprehensive and systematic research work on this issue yet. Therefore, doing research on the title “Adjustment of Japan’s military strategy from 1992 up to now” in order to comprehensively evaluate and accurately predict this country’s military strategy in the next decades plays a very important and pressing role in contributing efforts and serving for the cause of development and protection of Vietnam’s socialist.

11. Practical applicability, if any:

This thesis can be used as research document and reference for agencies and schools, particularly for scientific research staff.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây