Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Hạnh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:27/11/1994
4. Nơi sinh: Tri Phương- Tiên Du- Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1698 Ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Mỹ- Nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu (2001-2016)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với đề tài “Quan hệ Mỹ-Nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu” tác giả mong muốn có thể khai thác sâu rộng hơn về vấn đề vũ khí hạt nhân đặc biệt là hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở Châu Âu, việc triển khai cụ thể của Mỹ qua từng thời kỳ và các phản ứng của Nga. Đồng thời, tác giả qua đó cũng nghiên cứu tác động của nó đến mối quan hệ của hai siêu cường quốc có ảnh hưởng đến đến thế giới là Mỹ và Nga và tác động đến môi trường an ninh Châu Âu.
Luận văn bao gồm ba phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết thúc. Phần nội dung chính chia thành ba (03) chương.
Chương 1 giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu, qua đó người đọc có thể hiểu được thế nào là hệ thống phòng thủ tên lửa cũng như đặc điểm, vai trò của nó và quan điểm của Mỹ, NATO trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.
Chương 2 là chương quan trọng nhất trong phần nghiên cứu của tác giả, tập trung tìm hiểm sâu về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu của Mỹ và phản ứng của Nga về vấn đề này. Vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ ở Châu Âu tác giả nghiên cứu qua hai thời kỳ là thời kỳ chính quyền George Walker Bush và chính quyền Barack Hussein Obama, trong phần này tác giả đưa ra những điểm khác biệt trong chiến lược an ninh, sự thay đổi các chiến lược an ninh của hai thời kỳ, từ đó, tập trung khai thác kế hoạch cũng như việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Để tìm hiểu phản ứng của Nga, tác giả tìm hiểu quan điểm chính trị cũng như những đáp trả của Nga trong từng giai đoạn về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Qua chương hai người đọc có thể nhìn thấy từ sự khác biệt trong chiến lược an ninh qua các thời tổng thống, qua đó mà thấy được cụ thể hơn việc triển khai hệ thống phòng thủ tên của ở Châu Âu của Mỹ qua từng giai đoạn ra sao cũng như tác động của nó tới Nga, dẫn đến phản ứng và hành động đáp trả tương ứng của Nga.
Từ những vấn đề đã nghiên cứu trong chương 1 và chương 2, chương 3 tác giả tập trung đánh giá tác động của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, cụ thể là tác động tới môi trường an ninh chung ở Châu Âu, tác động tới quan hệ Mỹ-Nga và tác động tới quan hệ Nga-NATO.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Dang Thi Hanh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 27/11/1994
4. Place of birth: Tri Phuong, Tien Du District, bac Ninh Province
5. Admission decision number: 1698/QĐ- XHNV July 11 2917 by the Principal of University of Social Sciencess and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: US-Russia relations in the issue of missile defense systems in Europe
8. Major: International Relation Code: 60 31 02 06
9. Supervisors: Mrs Nguyen Thi Thanh Thuy, University of Social Sciencess and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of thesis:
With topic of "US-Russia relations in the issue of missile defense systems in Europe", the author want to explore more deeply about nuclear weapons, especially the American deployment of defense system in Europe through each period and the response of Russia.
At the same time, the author also studied its impact on the relationship of the two superpowers - the United States and Russia, and the impact on the European security environment.
The thesis consists of three main parts: Introduction, Content and Conclusion. The main content is divided into three (03) chapters.
Chapter 1 introduces the most general issues about missile defense systems in Europe, provide readers with general information about missile defense system, such as definition and its roles and characteristics, also the opinions of the US and NATO about deploying missile defense systems in Europe.
Chapter 2 - the most important chapter in the author's research, focuses on the US’s deployment of missile defense systems in Europe and the reaction of Russia. The author studied the problem of deploying the defense system in Europe over two periods: the George Walker Bush administration and the Barack Hussein Obama administration. In this section, the author distinguishes between their security strategies and the change in security strategies of two periods, then focus on their plans of deploying missile defense systems in Europe.
In order to understand the Russian reaction, the author investigates Russian political views and responses in each period.
Therefore, chapter 02 provide readers with differences in security strategies through American presidencies, help them see more specifically the implementation of the US defense system in Europe through each period, as well as its impact on Russia, leading to their response and action.
From the issues studied in chapters 1 and 2, in chapter 3, the author focuses on assessing the impact of U.S. missile defense systems in Europe, particularly the impact on the general security environment in Europe, on US-Russia relations and Russia-NATO relations.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn