TTLV: Sắc thái nữ tính trong tiểu thuyết của Vương An Ức: Trường hợp “Trường hận ca” và “Thắm sắc hoa đào”

Chủ nhật - 24/12/2023 21:40
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt                        2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/03/1998
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Sắc thái nữ tính trong tiểu thuyết của Vương An Ức: Trường hợp “Trường hận ca” và “Thắm sắc hoa đào”
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài;                            Mã số: 8229030.03
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở kế thừa lý luận về văn học nữ tính của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, luận văn đã đưa ra được nội hàm của các khái niệm về văn học nữ tính, sắc thái nữ tính, ý thức nữ tính và chỉ ra những yếu tố cấu thành cũng như các cấp độ biểu hiện trong nội hàm khái niệm này.
Không giống như nhiều sáng tác văn học nữ tính cùng thời, tiểu thuyết của Vương An Ức lựa chọn mức độ thể hiện mang tính đối thoại với các diễn ngôn nam tính, do vậy trong tiểu thuyết của bà, các chủ thể nữ tính cơ bản được biểu hiện ở các cấp độ của chủ thể tư duy, chủ thể kinh nghiệm, chủ thể thẩm mỹ. Sự thiếu vắng trạng thái tuyên ngôn quyết liệt của ý thức nữ tính ở cấp độ chủ thể phát ngôn đã tạo nên sắc thái nữ tính trong tiểu thuyết của bà, cụ thể ở đây là hai tiểu thuyết Trường hận ca và Thắm sắc hoa đào.
Về phương thức tự sự mang sắc thái nữ tính, luận văn cũng đã nỗ lực khai thác và chỉ ra những phương diện thể hiện nghệ thuật như: cốt truyện đời thường, kết cấu vòng lặp định mệnh, không gian riêng tư, thời gian cuộc đời… trong hai tác phẩm được dùng làm nghiên cứu trường hợp. 
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp được bức tranh lý luận về văn học nữ tính ở Trung Quốc nói chung, thực tiễn sáng tác văn học nữ tính ở Trung Quốc nói riêng và quan trọng hơn, luận văn đã trình hiện những phương diện về phong cách nghệ thuật của tác giả Vương An Ức từ tiếp cận của sắc thái nữ tính để cung cấp thêm một nhận diện đa chiều và sinh động về văn học nữ tính Trung Quốc, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Là tư liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về tiểu thuyết của Vương An Ức nói riêng, văn học đương đại Trung Quốc và văn học nữ tính nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Minh Nguyet                                       2. Sex: Female
3. Date of birth: 15/03/1998                                                           4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV             Dated: 28/12/2021
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Shades of feminity in Wang An Yi’s novels: Through “The Song of Everlasting Sorrow” and “Peach Tree in Full Blossom”
8. Major: Foreign Literature                                                         9. Code: 8229030.03
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thu Hien, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
            On the basis of inheriting the theory of feminine literature from Chinese researchers, the thesis has introduced the connotations of the concepts of feminine literature, shades of femininity, feminine awareness and pointed out the constitutive elements as well as the levels of expression within the connotation of this concept.
          Unlike many feminine literary is composed of her time, Wang An Yi’s novels choose a level of representation that is dialogical with masculine discourses, so in her novels, the basic feminine subject is expressed at the levels of the thinking subject, the experiencing subject, the aesthetic subject.  The lack of a fierce statement of feminine awareness at the level of the speaking subject has created shades of femininity in her novels, specifically the two novels “The Song of Everlasting Sorrow” and “Peach Tree in Full Blossom”.
          Regarding the narrative method with shades of femininity, the thesis has also tried to exploit and point out aspects of artistic expression such as: everyday plot, fateful loop structure, private space, time life… in two works used as case studies.
          The research results of the thesis have provided a theoretical picture of feminine literature in China in general, the practice of composing feminine literature in China in particular and more importantly, the thesis has presented the aspect of author Wang An Yi’s artistic style from the approach of shades of femininity to provide a multi-dimensional and vivid identification of Chinese feminine literature, is a useful reference source for related research in Vietnam.
12. Practical applicability, if any: It is a useful reference material for research on Wang Anyi's novels in particular, contemporary Chinese literature and feminine literature in general.
13. Further research directions, if any: ...................................................................................
14. Thesis-related publications: None.
 (List them in chronological order)

Tác giả: VNU Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây