TTLV: “SỰ BIẾN ĐỔI LỄ PHẠ VỆT Ở HUYỆN PAKLAY TỈNH XAIYABOULI  TỪ NĂM 1986 ĐẾN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

Thứ bảy - 30/12/2023 03:04
1. Họ và tên học viên:  Malavanh THAMMAVONG.   2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06 /02 /1988.             4. Nơi sinh: tỉnh Kham Mouane, CHDCD, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 2964/QĐ-XHNV Ngày 29 tháng12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 6 tháng từ 30/12/2023 đến 29/6/2024 theo Quyết định số 5158/QĐ-XHNV ngày 6/12/2023
7. Tên đề tài luận văn: “SỰ BIẾN ĐỔI LỄ PHẠ VỆT Ở HUYỆN PAKLAY TỈNH XAIYABOULI  TỪ NĂM 1986 ĐẾN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”.
8. Chuyên ngành: Nhân học ;         Mã số: 8310302.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trường Giang,  Khoa Nhân học, Trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Các kết quả chính của luận văn bao gồm:
            Luận văn đã thực hiện tìm hiểu, đánh được sự khác biệt trong lễ hội Phạ Vệt của người dân PakLay, tỉnh Xaiyabouly trước và sau thời kì đổi mới năm 1986. Thông qua tìm hiểu và đánh giá, tác giả đã chỉ ra lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội Phạ Vệt, những nét cơ bản mà một lễ hội truyền thống của người dân PakLay, tỉnh Xaiyabouly cần thực hiện. Điểm nổi bật mà luận văn đã thực hiện là đánh giá một cách khách quan và trực diện những biến đổi đã xảy ra trước và sau thời kì đổi mới năm 1986, theo đó về cơ bản lễ hội Phạ Vệt của người PakLay tại huyện PakLay tỉnh Xaiyabouli được xem là cơ bản giữ được những giá trị truyền thống lâu đời, những nét đặc trưng riêng theo lối văn hóa thời xưa, tuy nhiên đã có ít nhiều những sự biến đổi để phù hợp với tình hình hiện nay như lễ hội được tổ chức với nhiều mục đích hơn bao gồm cả mục đích tâm linh và mục đích chính trị; Chủ thể tổ chức lễ hội không chỉ là các bô lão trong làng mà còn có sự quyết định của các ban ngành lãnh đạo tỉnh liên quan; ngoài ra còn có thể kể đến sự biến đổi về người tham gia lễ hội, nếu trước năm 1945 lễ hội Phạ Vệt chỉ có sự tham gia của người dân trong huyện thì ngày nay đã có sụ góp mặt của đồng bào khắp cả nước, thậm chí là khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới; Với thời gian và địa điểm tổ chức cũng có xu hướng thay đổi theo hượng kéo dài và mở rộng quy mô; Cuối cùng là sự biến đổi về quá trình chuẩn bị lễ hội cũng có nhiều sự khác biệt so với trước năm 1986 để phù hợp với bối cảnh ngày nay. Nguyên nhân của sự biến đổi này chủ yếu được tác động bởi các yếu tố kinh tế - xã hội – văn hóa – và sự quản lý nhà nước.
            Ngoài ra, thông qua luận văn của mình, tác giả đã chỉ ra được những nguyên nhân của quá trình biến đổi trong lễ hội Phạ Vệt trước và sau giai đoạn đổi mới. Cùng với việc chỉ ra một loạt những nguyên nhân có tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi của lễ hội đã giúp cho tác giả đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế những nguyên nhân đó. Chủ thể thực hiện những giải pháp này chủ yếu là sở văn hóa, thông tin và du lịch tỉnh Xaiyabouli, các cấp chính quyền địa phương huyện PakLay và tỉnh Xaiyabouli, du khách tham gia lễ hội và cuối cùng là chính người dân tại huyện PakLay, tỉnh Xaiyabouli
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
 Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn cho thấy những biến đổi trong việc thực hành một lễ hội truyền thống của người dân PakLay, huyện PakLay, tỉnh Xaiyabouly, qua đó trả lời cho câu hỏi toàn cầu hoá và kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến di sản phi vật thể của các tộc người thiểu số, đồng thời tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới của các lễ hội truyền thống đối với người dân PakLay nói riêng và của người dân Lào nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sự khác biệt trong văn hóa truyền thống của người dân PakLay, huyện PakLay, tỉnh Xaiyabouly.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
 
1. Full name: Malavanh THAMMAVONG  2. Sex: Female
3. Date of birth:  February 06. 1988    4. Place of birth:  Kham Mouane Province, Lao PDR
5. Admission decision number: 2964/QĐ–XHNV, 2021 December 29th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: Extend the study period for 6 months from December 30, 2023 to June 29, 2024 according to Decision No. 5158/QD-XHNV dated December 6, 2023
7. Official thesis title: The change of Pha Vet festival in Paklay district, Xaiyabouly province form renovation 1986 to present.
8. Major: Anthropology;      Code: 8310302.01
9. Supervisors: Associate Professor. Dr. Nguyen Truong Giang, Department of anthropology, University of Social Sciences and Humanities,Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has researched and assessed the differences in the Pha Vet festival of the people of PakLay, Xaiyabouly province before and after the reform period in 1986. Through research and evaluation, the author has shown the history formation and development of the Pha Vet festival, the basic features that a traditional festival of the PakLay people, Xaiyabouly province needs to implement. The highlight of the thesis is to objectively and directly evaluate the changes that occurred before and after the 1986 reform period, according to which the Pha Vet festival of the PakLay people in PakLay district is fundamentally Xaiyabouli province is considered to basically retain its long-standing traditional values and unique cultural features of the past, however there have been more or less changes to suit the current situation such as festivals. organized for more purposes including spiritual purposes and political purposes; The organizer of the festival is not only the villagers but also the decision of the relevant provincial leadership departments; In addition, we can also mention the change in festival participants. If before 1986, Pha Vet festival only had the participation of people in the district, but today there is the participation of people from all over the country. even tourists from all over the world; The time and location of the organization also tend to change with the direction of extension and scale expansion; Finally, the festival preparation process also has many differences compared to before 1945 to suit today's context. The cause of this change is mainly influenced by economic - social - cultural - state management factors.
In addition, through his thesis, the author has pointed out the causes of the transformation process in Pha Vet festival before and after the innovation period. Along with pointing out a series of causes that have a direct and indirect impact on the change of the festival, the author has helped the author propose some solutions to limit those causes. The subjects implementing these solutions are mainly the Department of Culture, Information and Tourism of Xaiyabouli province, local authorities of PakLay district and Xaiyabouli province, tourists participating in the festival and finally the people in the district themselves. PakLay, Xaiyabouli province.
11. Practical applicability Through research results, the thesis shows the changes in the practice of a traditional festival of the PakLay people, PakLay district, Xaiyabouly province, thereby answering the question of globalization and the market economy. how it affects the intangible heritage of ethnic minorities, and at the same time find the causes and solutions to preserve national cultural identity in the new era of traditional festivals for the people PakLay in particular and the Lao people in general.
12. Further research directions: Research on the differences in traditional culture of the PakLay people, PakLay district, Xaiyabouly province.
13. Publications: 






 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây