TTLV: Ảnh hưởng của giáo lý Nhân Quả Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố Đà Lạt

Thứ ba - 19/12/2023 21:44
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC         2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/01/1977                                                    4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận học viên số:1086   / QĐ/ XHNV ngày 6  tháng 4  năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của giáo lý Nhân Quả Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố Đà Lạt
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng nghiên cứu/ứng dụng        Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Yến                    
- Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đạo Phật đã đến với Việt Nam vào những ngày đầu của thế kỷ thứ II Tây lịch. Do vậy, những tư tưởng, triết lý Phật giáo đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, giáo lý Nhân quả của đạo Phật đã có những ảnh hưởng rất sâu đậm vào đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Giáo lý ấy đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với mọi người Việt Nam có hiểu biết có suy nghĩ. Mọi người dù là những tín đồ Phật giáo hay đơn thuần chỉ là những người ngoài cuộc, nhưng khi nói đến nhân quả dường như tất cả đều tin tưởng và chấp nhận. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua hành vi cư xử của mọi người dân Việt. Người ta biết lựa chọn cho mình cách sống ăn ở ngay lành. Dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý Nhân quả. Không một nhà trí thức, nho sĩ nào, ngay cả ngày nay từ mọi tầng lớp bình dân cho đến trí thức không ai lại không biết qua ít nhiều về giáo lý Nhân quả. Nó đã in sâu và đậm nét trong tâm khảm của mỗi con người dân tộc Việt nam.
Cho nên, từ ngàn xưa cho đến nay, giáo lý Nhân quả đã có những ảnh hưởng rất sâu sắc và rộng lớn trong đời sống sinh hoạt của xã hội, trong văn chương bình dân, trong thi ca văn học, trong ngôn từ giao tiếp… Nó đã dẫn dắt bao thế hệ con người biết soi sáng tâm trí minh vào lý nhân quả mà hành động sao cho tốt đẹp trong một cộng đồng xã hội. Do vậy, tư tưởng triết lý nhân quả của đạo Phật đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ trên một bề rộng qua nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội.
Có thể nói rằng, Nhân quả không chỉ có ý nghĩa đối với người con Phật mà còn có một sự ảnh hưởng rất lớn vào trong đời sống văn hóa dân tộc, in dấu sâu đậm qua kho tàng văn hoá dân gian. Những câu nói mộc mạc của ông bà ta như “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão…”, đã tuôn chảy vào lòng người dân tộc Việt Nam, thành một truyên thống đạo đức tốt đẹp. Đánh mất truyền thống này, nền đạo đức của thế hệ trẻ hôm nay sẽ đổ vỡ, sa đọa trước sự cám dỗ của nền văn minh vật chất, cho nên cần phải duy trì và xây dựng nền đạo đức nhân bản vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, để ánh sáng phổ khắp vào lòng người mãi mãi.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa sự ứng dụng giáo lý Nhân Quả của Phật giáo vào cuộc sống xã hội và môi trường.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, học sinh, sinh viên và có thể làm tài liệu tham khảo rất hữu ích trong công tác nghiên cứu và giảng dạy đối với các đạo tràng tu tập của Phật tử.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 
 
INFORMATION ABOUT MASTER THESIS


1. Full name: NGUYEN THI BICH NGOC      2. Sex: Male
3. Date of birth: May 1, 1977 4. Place of birth: Thua Thien Hue
5. Student recognition decision number: 1086 / QD / XNV dated April 6, 2023 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process:
7. Thesis title: The influence of the Buddhist doctrine of Cause and Effect in the cultural and spiritual life of the people of Da Lat city
8. Major: Research/application-oriented religious studies Code: 8229009.01
9. Scientific instructor: PhD. Tran Thi Hong Yen
- University of Social Sciences and Humanities - VNU
10. Summary of the results of the thesis:
Buddhism came to Vietnam in the early days of the 2nd century AD. Therefore, Buddhist ideas and principles have had a profound influence on the cultural life of the Vietnamese nation. In particular, the Buddhist doctrine of Karma has had a profound influence on the country and people of Vietnam in many different aspects. That teaching has naturally become a very clear religious way of life for all understanding and thoughtful Vietnamese people. Whether people are Buddhists or simply outsiders, when it comes to cause and effect, they all believe and accept it. That can clearly determine the way of life and behavior of all Vietnamese people. People know their destiny and choose for themselves a righteous way of living. Even at a minimum level, it is also a silent natural result of Cause and Effect reasons. There is no intellectual or Confucian scholar, even today, from all walks of life to intellectuals, who does not know more or less about the doctrine of Cause and Effect. It is profound and clear in the hearts of every Vietnamese person.
Therefore, from ancient times until now, the doctrine of Cause and Effect has had profound and widespread influences in the daily life of society, in popular literature, in literary poetry, and in the language of words. communication... It has led generations of people to enlighten their minds on cause and effect and act well in a social community. Thus, the liquid cause and effect ideology of Buddhism has had a strong influence and impact on a wide scale through many different aspects of society.
It can be said that Karma is not only meaningful to Buddhists but also has a great influence in the cultural life of the nation, deeply imprinted through folk cultural treasures. The simple sayings of our grandparents such as "In the gentle and peaceful life, the wind and wind are stormy...", have flowed into the hearts of the Vietnamese people, becoming a beautiful moral wilderness. Losing this tradition, the morality of today's young generation will collapse and fall before the temptation of clear texts, so it is necessary to maintain and build the original humanistic morality that is traditional. long-standing tradition of the Vietnamese people, so that light may spread everywhere in people's hearts forever.
11. Practical applicability: The thesis offers a number of recommendations to further promote the application of Buddhism's doctrine of Cause and Effect to social life and the environment.
The thesis is also a reference material for scientists, students, and can be a very useful reference in research and teaching for Buddhist practice ashrams.
12. Future research directions:
13.Published works related to the thesis:                                                                                                                        

Tác giả: VNU Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây