TTLV: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa qua khảo cứu tại chùa Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Chủ nhật - 07/01/2024 20:35

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thành Long  
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/03/1995                                       
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QĐ-XHNV. Ngày 08/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn lần 1
7. Tên đề tài luận văn: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa qua khảo cứu tại chùa Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng nghiên cứu         Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Liên                       
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
 Khúc Thủy là một làng cổ thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làng nằm dọc theo con sông Nhuệ  - đường giao thông thuỷ quan trọng từ kinh thành Thăng Long xuôi phía nam về miền Sơn Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển dưới sự tác động của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và con người. Làng Khúc Thuỷ đã phát triển thành một làng quê trù phú với đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước, bên cạnh nghề nông cấy trồng lúa nước còn có nghề thủ công, buôn bán...
Người dân Khúc Thủy có một đời sống tín ngưỡng phong phú đa dạng với gần như có sự hiện diện của đầy đủ các loại hình tín ngưỡng truyền thống của người Việt: tín ngường thờ Thần, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên…
Với vị trí địa lý đặc trưng, Khúc Thủy có duyên đón nhận Phật giáo từ rất sớm: đến thời Lý, Phật giáo đã hiện diện và có những bước phát triển với sự hiện diện của hai ngôi chùa nơi đây. Chùa Khúc Thủy gắn liền với lịch sử Việt Nam nói chung, đặc biệt những dấu ấn quan trọng của thời kỳ Lý - Trần và lịch sử Phật giáo nói riêng. Phật giáo nơi đây đã dung hợp mạnh mẽ với các tín ngưỡng bản địa nơi đây. Sự dung hợp biểu hiện trong lịch sử ngôi chùa, đối tượng thờ cúng, lễ hội, thực hành các nghi lễ tôn giáo.
Sự dung hợp đó đem lại nhiều giá trị tích cực cho Phật giáo vào và tín ngưỡng bản địa nói chung, văn hóa truyền thống vùng đất Khúc Thủy nói riêng. Bên cạnh đó cũng đặt ra một số vấn đề cần lưu ý nhằm phát huy hơn nữa giá trị của sự dung hợp.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Góp phần vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.
- Luận văn là tài liệu nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng cũng như các hoạt động quản lý tôn giáo tín ngưỡng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Những nghi lễ bị ảnh hưởng bởi thương mại và giải trí.
- Ảnh hưởng của lối sống, nền kinh tế thị trường làm cho ý thức của mỗi người trọng về thực dụng hơn là những giá trị tâm linh.
- Lối sống hiện đại và sự mất cân đối trong lễ hội.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS



1. Full name: Nguyen Thanh Long
2. Sex: Male
3. Date of birth: 07/03/1995                       
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number 1811/2021/QĐ-XHNV dated 08/09/2021 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi

6. Changes in academic process: 1st extension

7. Official thesis title: Study the acculturation of Buddhism and indigenous belief in Khuc Thuy pagoda, Thanh Oai, Hanoi
8. Major: Religious Studies        Code: 8229009.01

9. Supervisors: Dr. Le Thi Lien

10. Summary of the findings of the thesis: 

         Khuc Thuy is an ancient village in Cu Khe commune, Thanh Oai district, Hanoi city, the village is located along the Nhue river - an important waterway from the capital city of Thang Long south to the Son Nam region. In the process of formation and development under the influence of geographical location, natural conditions, social conditions and people. Khuc Thuy village has developed into a prosperous village with the characteristics of wet rice agriculture, in addition to wet rice farming, there are also crafts and trading...

            Khuc Thuy people have a rich and diverse belief life with the presence of almost all types of traditional Vietnamese beliefs: belief in worshiping God, belief in worshiping Thanh Hoang Lang, belief in worshiping the Village God. Models, Ancestor worship beliefs...
            With its unique geographical location, Khuc Thuy had the opportunity to receive Buddhism very early: by the Ly dynasty, Buddhism was present and had developed with the presence of two temples here. Khuc Thuy Pagoda is associated with Vietnamese history in general, especially important marks of the Ly - Tran period and Buddhist history in particular. Buddhism here has strongly merged with indigenous beliefs here. Fusion manifests itself in the history of temples, objects of worship, festivals, and the practice of religious rituals.
            That fusion brings many positive values ​​to Buddhism and indigenous beliefs in general, and the traditional culture of Khuc Thuy land in particular. Besides, it also raises a number of issues that need attention to further promote the value of integration.

11. Practical applicability, if any:
- Contributing to the local cultural development.
- The thesis serves as a research document supporting religious and belief studies as well as the management of religious and belief activities.
12. Further research directions, if any:
- The impact of commercialization and entertainment on rituals.
- Influence of lifestyle and market economy on consciousness.
- Modern lifestyle and imbalance in festivals.
13. Thesis-related publications: None

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây