TTLV: Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chủ nhật - 23/11/2014 22:05

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hường                              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/09/1986

4. Nơi sinh: Đại Áng- Thanh Trì- Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ/ XHNV-SĐH ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội; Mã số: 60 31 80

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc, Học viện Quân Y

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên bình diện lý luận, luận văn chỉ ra rằng: Stress nghề nghiệp là hiện hữu và thường xuyên hàng ngày, không tránh khỏi được, stress nghề nghiệp biểu hiện cả về mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc. Các chiến lược phòng chống stress bao gồm: “học cách ứng xử, giao tiếp”; “tiếp cận tâm lý, hành vi nhận thức”, “rèn luyện thể chất”…

Nguyên nhân gây stress nghề nghiệp có nhiều nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong có nhóm nguyên nhân sức khỏe, tính cách, giới tính… nguyên nhân bên ngoài có thể xét đến môi trường làm việc, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội (kinh tế…).

Có thể có sự liên quan giữa stress nghề nghiệp và các yếu tố khác nhau như giới tính, vị trí làm việc, bản chất công việc, độ tuổi.

Trên bình diện nghiên cứu thực tiễn luận văn cho thấy:

Stress nghề nghiệp là hiện hữu và thường xuyên hàng ngày, không tránh khỏi được. Thực tế nghiên cứu cho thấy, gần 70% người lao động có stress nghề nghiệp ở các mức độ khác nhau, mức độ nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ lớn nhất (mức nhẹ 33,08%, mức vừa: 39,09%).

Stress nghề nghiệp biểu hiện cả về mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc: stress nghề nghiệp của người lao động biểu hiện qua cảm xúc, cả hành vi, và nhận thức. Stress nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của những người lao động, như những biểu hiện hay quên, nhầm lẫn, biểu hiện cáu gắt….

Phương thức ứng phó được lựa chọn nhiều nhất là ứng phó tập trung vào cảm xúc: như tìm sự chia sẻ của người thân, bạn bè, hay rủ bạn bè đi chơi, tụ tập nói chuyện, hoặc tìm sự chia sẻ từ mạng xã hội,…. Phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề như “tìm nguyên nhân để giải quyết”, hoặc “thẳng thắn trao đổi”… ít được lựa chọn hơn.

Nguyên nhân gây stress nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất là do bản chất công việc (cường độ làm việc, thời gian làm việc,..) tạo nên. Không có sự liên quan nhiều giữa stress nghề nghiệp và các yếu tố khác nhau như giới tính, vị trí làm việc, bản chất công việc, độ tuổi.

    

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Huong                    2.  Sex:  Female

3. Date of birth:  19/09/1986                           4. Place of  birth: Ha Noi

5. Decision to recognize student number: 1883 / QD / XHNV-Graduate Date: 21/10/2010 Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi – Vietnam National University.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Stress career employees in the private sector in the province of Hanoi..

8. Major: Psychology                                     9. Code: 60 31 80

10. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Sinh Phuc, Military Medical Academy

11. Summary of the findings of the thesis:

On the theoretical level, the thesis points out that the existing occupational stress and daily routine, inevitable, occupational stress, manifested both in terms of cognitive, behavioral, emotional. The stress prevention strategies include: "learning how to behave, communicate"; "Access to psychological, cognitive behavior", "physical training".

Causes of occupational stress has many causes groups: Causes internal and external causes, the underlying cause can cause health groups, personality, gender ... external causes may consider environment work, family factors, social factors (economics ...).

There may be an association between occupational stress and other factors such as gender, location of work, nature of work, age.

On the practical level research dissertation shows: Occupational stress is present and the daily routine, inevitable.The fact research shows that nearly 70% of workers with occupational stress in different degrees, mild and medium accounting for the largest percentage (33.08% mild, moderate:39.09%) .
Occupational stress manifested both cognitive, behavioral, emotional: stress career employees through emotional expression, both behavioral,  and cognitive. Occupational stress can affect the lives of workers, such as those expressed or forgetfulness, confusion, irritability expression ....
Ways to cope with the most selected response is to focus on feelings: as the share of people looking for relatives, friends, or invite a friend to go out, gather to talk, or look for the sharing from social networks Assembly, .... Ways to cope with focus on issues such as "seek to address the causes", or "frank exchange" ... little more choice.
Causes of occupational stress has affected most due to the nature of work (work intensity, work time, ..) to make up. No correlation between stress many professions and different factors such as gender, location of work, nature of work, age.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây