TTLV: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá – Quỳnh Lưu – Nghệ an)

Thứ tư - 19/11/2014 21:48

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trương Thị Điểm                                     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/10/1989

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503 Ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không        

7. Tên đề tài luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá – Quỳnh Lưu – Nghệ an)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội         Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Mạnh Lợi  Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài: “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá – Quỳnh Lưu – Nghệ An) được tiến hành với mục đích tìm hiểu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay nhằm giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu đang có xu hướng gia tăng và tỉ lệ người cao tuổi là nữ giới nhiều hơn nam giới. Người cao tuổi ở những độ tuổi khác nhau họ vẫn tham gia lao động tạo thu nhập, hỗ trợ con cháu về vật chất và công việc nhà.

Mô hình gia đình ngày một thay đổi nhanh chóng; tỷ lệ người cao tuổi sống trong gia đình một thế hệ và gia đình khuyết thế hệ ngày một tăng; với mức thu nhập thấp, nguồn thu chính chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp nên con cái đi làm ăn xa, không ai chăm sóc, đặc biệt là lúc ốm đau, lúc này người cao tuổi và gia đình lại có xu hướng sử dụng dịch vụ ngoài, nhưng do sự eo hẹp về kinh tế nên số người cao tuổi sử dụng những dịch vụ chăm sóc ngoài rất ít và với số ngày ngắn. Gia đình không còn giữ vai trò chính trong việc chăm sóc người cao tuổi mà dần được chuyển sang nhà nước, các tổ chức xã hội, dịch vụ y tế tư nhân, dịch vụ thị trường. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội, các tổ chức cộng đồng đối với người cao tuổi, nhưng đồng thời cũng làm mờ dần vai trò của gia đình.

Các tổ chức xã hội ở địa phương hầu như không có vai trò gì trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Cơ sở y tế ở tuyến xã thiếu trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ, việc khám chữa bệnh tại trạm y tế xã chưa được đẩy mạnh.

Đề tài đã nêu lên những triển vọng và hoạt động của công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Đề tài nghiên cứu giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nông thôn. Thấy được tầm quan trọng của việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi, từ đó phát huy tốt hơn những chính sách đối với người cao tuổi, những dịch vụ hỗ trợ về tinh thần và vật chất.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo về An sinh xã hội cho người cao tuổi.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Truong Thi Diem                        2. Sex: Female

3. Date of birth: October 18,1989                      4. Place of  birth: Nghe An Province

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH     Dated 6/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Health care for the elderly in countryside of Vietnam to day and the activities of social work (Research in Quynh Ba - Quynh Luu - Nghe An)

8. Major: Social Work                                      9. Code: 60900101

10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vu Manh Loi  Institute of Sociology - Academy of Scientific Vietnam

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis “Health care for the elderly in countryside of Vietnam to day and the activities of social work (Research in Quynh Ba - Quynh Luu - Nghe An)” was conducted with the purpose of understanding on the issue of health care for the elderly in rural Vietnam today to help people become more aware about the health care of the elderly.

The research shows that the proportion of elderly people in the study area tends to increase and the percentage of the elderly are women more than men. Elderly people in diffirent age are still join to make income, supporting for other younger people about material and house work.

Model family is day by day rapid change; the proportion of elderly who are living in a generation family and skip-generation family is growing; with low income, the main source of income is from agriculture so that younger people must work so far from home,

no one care about elderly people, especialy when they are sick, from that elderly people and families  tend to use external service, but due to the difficult of finance, there are only few elderly people join that external services with some times. Family is not in major role in care elderly people, but gradually switched to state, civil society, private health care service market. This shows the interest of society and community organizations for oldster, but also fade out the role of family.

The local social organization almost have no role in caring health for elderly people. Health dacilities in commune lack of material and doctor, so that health care at health clinics has not been promoted.

The topic details the prospects and operations of social work inhealth care for the oldster, also helping in improve the comprihention of people with health care for oldster and ensure benefits for elderly people.

12. Practical applicability:

The research projects to help people become more aware about the health care of elderly people in rural areas. Seeing the importance of social support for the oldster, thereby promoting better policies for the elderly, support services for mental and physical.

13. Further research directions:

Based on the findings of this thesis, I will do further research for social security for the elderly.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây