TTLV: Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa

Thứ tư - 30/03/2016 00:14

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Là

 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/02/1977

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận Học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa

8. Chuyên ngành: Báo chí                               Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, nguyên Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Doanh nhân được coi là đội quân tiên phong, người lính xung kích trên mặt trận kinh tế. Đóng góp của doanh nhân đã góp phần làm bộ mặt kinh tế Việt Nam tươi sáng hơn. Danh nhân đã góp phần đưa con thuyền đất nước tránh bị tụt hậu so với sự phát triển của thế giới. Dó đó, doanh nhân cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là công tác truyền thông trên báo chí để xây dựng hình ảnh và thương hiệu.

Trên con đường khởi nghiệp và phát triển của doanh nhân thì báo chí luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu. Có thể nói báo chí, trong đó có báo in là cánh tay nối dài đưa doanh nhân đến với khách hàng, đến với công chúng. Những thông điệp về doanh nhân trên báo chí đã góp phần tạo ra hình ảnh và thương hiệu vững bền, đó là những doanh nhân dám chấp nhận mạo hiểm để khởi nghiệp, giàu sức sáng tạo, làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm với xã hội. Dưới góc nhìn văn hóa thì đó là những hình ảnh đẹp, đầy sức lôi cuốn, mang lại cảm hứng và chứa đựng các giá trị tình thần và giá trị vật chất.

Tuy nhiên, trong thực tế, thông điệp về doanh nhân trên báo chí vẫn còn những bất cập, hạn chế cần bàn đến. Đó là báo chí có khi “tô hồng” doanh nhân quá mức để lấy hợp đồng quảng cáo, viết theo đơn đặt hàng của doanh nhân, đó còn là sự sách nhiễu của báo chí với doanh nhân…

Để giải quyết đề tài luận văn: "Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa" ngoài phần mở đầu nêu lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng, phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương, giải quyết các vấn đề sau:

Trong Chương một - Tổng quan của đề tài "Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa", tác giả tập trung giải quyết hệ thống khái niệm về báo chí, báo in và đặc trưng của báo in, khái niệm về truyền thông, thông điệp, doanh nhân, văn hóa, góc nhìn văn hóa. Sự thay đổi quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân khi đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập với thế giới đã tạo ra mảnh đất màu mỡ để lực lượng doanh nhân sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, tạo ra nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho lực lượng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình đó, doanh nhân Việt Nam cũng bộc lộ những yếu kém, hạn chế đó là lối làm ăn nhỏ lẻ, chụp giật, tinh thần sáng tạo đổi mới vẫn chưa cao vì tâm lý muốn an toàn và ổn đinh, trách nhiệm với xã hội còn ít.

Sự thay đổi quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân cũng dẫn đến sự thay đổi của báo chí đối với lực lượng này. Báo chí thông tin về doanh nhân nhiều hơn, đa chiều hơn. Thông điệp về doanh nhân, doanh nghiệp xuất hiện dày đặc hàng ngày trên tất cả các phương tiện báo chí, trong đó có báo in. Dưới góc nhìn văn hóa, thông điệp về doanh nhân trên báo in có thể được tập trung vào những nội dung chính, đó là nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo và đổi mới, thành quả vững bền, trách nhiệm với xã hội.

Trong Chương hai, luận văn đi sâu khảo sát và đánh giá thực trạng thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa trên 2 tờ tạp chí: Tạp chí Doanh nhân – Báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn của Hiệp Hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh được đăng tải từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2014. Qua khảo sát bài viết về doanh nhân, tác giả luận văn nhận thấy những thông điệp về doanh nhân tập trung vào khảo sát nội dung thông điệp về doanh nhân ở góc độ nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo và đổi mới của doanh nhân, thành quả bền vững của doanh nhân, trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Từ đó đưa ra những đánh giá thực trạng thông điệp về doanh nhân trên báo in trên 2 phương diện ưu điểm và một số hạn chế cần được khắc phục, đó là thông điệp về doanh nhân trên báo in nói chung và 2 tờ tạp chí khảo sát nói riêng vẫn phổ biến là ca ngợi doanh nhân. Chưa có nhiều bài báo đề cập đến các yếu kém của doanh nhân cần có giải pháp khắc phục.

Chương ba - luận văn nêu ra một số giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách để doanh nhân phát triển, doanh nhân phải khắc phục hạn chế để vươn tầm thế giới, nâng cao trình độ của người làm báo, đạo đức của nhà báo. Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến doanh nhân nhưng nhiều cơ chế chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống, sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, sự sách nhiễu của các cấp chính quyền với doanh nhân, doanh nghiệp. Đại bộ phận phóng viên hiện nay đều có nghiệp vụ báo chí nhưng viết về thông điệp doanh nhân yêu cầu nhà báo cần có kiến thức nền tảng chung và có sự am hiểu sâu về chế độ chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp, doanh nhân, sự thông cảm và chia sẻ với doanh nhân trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như vậy mới có những tác phẩm tốt, chuyên nghiệp và là người bạn tin cậy của đội ngũ doanh nhân Việt.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết thông điệp về doanh nhân trên báo in hiện nay. Từ việc đi sâu vào một vấn đề là “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa”, luận văn có những đóng góp mang tính khai phá trong việc thống kê, đánh giá, nhận xét và phân tích ở góc độ viết về đề tài doanh nhân. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này viết về doanh nhân trên truyền thông đại chúng, thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và bạn đọc quan tâm tới thông điệp về doanh nhân.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong vấn đề thông điệp về văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MSc THESIS

1. Student’s full name: Pham Thi La                2. Gender: Female

3. Date of birth: 02nd February 1977                4. Place of birth: Nam Dinh

5. The Decision to acknowledge the Student for Master qualification no: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30th December 2013 by the Headmaster of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University of Hanoi City.

6. Changes during the training process: None

7. The thesis’s title: Messages on businessmen in printing press in the cultural viewpoint

8. Specialty: Press                                        Code: 60.32.01.01

9. Scientific instructor: Associate Professor - Dr. Nguyen Thi Minh Thai, the former Lecturer at the Faculty of Press and Communications - University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University of Hanoi City

10. Summary of outcomes in the thesis:

The thesis focuses on studies and brings forward some basic outcomes as follows:

In chapter one – The theme’s overview "Messages on businessmen in printing press in the cultural viewpoint", the author focuses on addressing some common reasonings on messages and businessmen-related issues in which highlights to clarify such definitions as “communications”, “mass communications”, “press”, “traditional printing press”, "messages", "businessmen", and "culture". Based on the traditional printing press’s typical specific traits, features, natures, and strengths as well, the study shall become clear.

In chapter two, the thesis deeply studies, analyses, and assess actual states of articles on businessmen published in the 2 magazines on businessmen: Business Magazine – Business Forum Press and Saigon Business Magazine of Ho Chi Minh Municipal Business Association. These are the 2 specialty magazines for businessmen. They had been published from June 2013 to December 2014. Based on findings and studies from managers, the author also interviews enterprise management body that is also the governing body of Business Magazine – Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) – the unit that accompanies with enterprises. Mr. Vu Tien Loc, the Chairman of VCCI states: “Enterprises exist, VCCI will still exist”. This partly means the intereactive relations between enterprises and VCCI. In-depth interviews show accumulated things by experts, managers, and specialty reporters, etc., the author makes such specific & objective judgements and assessment as: contents, forms, types, titles, chapeau, language, articles’ volumes, and pictures on messages and businessmen with clear evidence. In this chapter, the author also presents successes gained by the two specialty business magazines with respects of contents and forms, etc., The two magazines present their own unique design styles that are nice and eye-catching, ways to name titles, chapeau, and use terminologies rightly in order to maximize authors and editorial offices’ messages to readers. These create and bring about great values to articles on businessmen.

The study of aritlces, their contents, interviews with columnists, and interviews with readers who are businessmen is made to find out restrictions and shortcomings so that some solutions to enhance the quality of articles on businessmen and messages in writings to readers as well as human-related solution groups, policies, and visions by newspapers’ leaders can be worked out in the chapter three. Thanks to these, the newspapers will become better and better more professional, and trustful friends of Vietnamese business circle.

11. Possibility of application in reality:

With this theme, the thesis helps supplement and develop the current theoretical system of messages on businessmen in traditional printing newspapers. By probing the issue of Messages on businessmen in printing press”, the thesis makes exploratory contributions to statistics, assessments, comments, and analysis from angles of contents and presentation. This shall help form foundations for prospective deeper studies on businessmen in the mass media and provide a source of information to researchers, managing bodies, and readers who are interested in messages on businessmen.

12. Prospective study directions:

If gaining favorable conditions, this thesis may open many directions toward deeper studies for messages on businessmen like: Culture of businessmen and Corporation culture on the mass media.

13. The thesis-related publicized works: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây