TTLV: "Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thông qua đồng đẳng viên" - nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Thứ ba - 11/11/2014 21:46

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Gấm                            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/01/1983

4. Nơi sinh: Bình Nguyên, Kiến Xương, Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: "Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thông qua đồng đẳng viên" - nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội    Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Nguyên An  Nơi công tác: Viện Xã hội học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn nghiên cứu mô hình chăm sóc hỗ trợ tại nhà tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS thông qua đồng đẳng viên bằng nghiên cứu định tính. Kết quả cho thấy tầm quan trọng và tính hiệu quả về việc sử dụng  ĐĐV trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS. Những phát hiện về tầm quan trọng và tính hiệu quả trong việc sử dụng ĐĐV vào các chương trình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS được thể hiện ở những điểm sau:

  - Nhu cầu của người dân về chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS còn rất cao - Người có HIV+ luôn có tình trạng khủng hoảng, bị phân biệt đối xử, lo lắng buồn rầu, chối bỏ, đổ lỗi, muốn tự tử,... hoặc có phản ứng tiêu cực làm lây nhiễm HIV do đó rất cần có người để chia sẻ, cảm thông và chấp nhận mình. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối cùng của bệnh, nhu cầu chăm sóc về y tế và tư vấn là rất quan trọng. Hầu hết các bệnh nhân HIV/AIDS đều muốn được chăm sóc và điều trị tại nhà vì phù hợp với tâm lý người bệnh hơn, đỡ tốn kém và cũng đỡ quá tải cho bệnh viện.

  - Cộng đồng đánh giá cao về các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thông qua các ĐĐV - Tất cả các bên có liên quan của chương trình từ đối tác địa phương, nhân viên y tế, các thành viên của nhóm chăm sóc tại nhà và người hưởng lợi đều nhìn nhận các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ toàn diện được các ĐĐV đã cung cấp là rất tốt và đáp ứng được tương đối các nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ của PLHIV, những người bị ảnh hưởng bởi HIV và gia đình họ tại cộng đồng từ những nhu cầu chăm sóc về sức khỏe thể chất cho tới các nhu cầu hỗ trợ về tâm lý, tình cảm, tâm linh.

  - Các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thông qua các ĐĐV có thể được tiếp diễn và mở rộng bằng nguồn lực của cộng đồng sau khi kết thúc chương trình - Với hàng loạt các cuộc hội thảo vận động sự tham gia của các ban nghành đoàn thể có liên quan, sự lôi kéo đại diện chính quyền và các đoàn thể vào các hoạt động của chương trình và bằng chính sự hoạt động năng nổ, nhiệt tình của các nhóm ĐĐV chăm sóc tại nhà, các lãnh đạo đối tác địa phương và các ban ngành khác cũng đã nhận thức được về một mô hình chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho PLHIV, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe thể chất, tâm lý tình cảm, tinh thần tâm linh và các hỗ trợ kinh tế xã hội khác cho PLHIV và thân nhân gia đình. Đấy cũng chính là một trong những tác động có tính lâu dài của mô hình. Sau khi chương trình kết thúc, có thể tin tưởng rằng các đối tác địa phương hoàn toàn có năng lực để có thể xây dựng các chương trình chăm sóc tại nhà tại cộng đồng cho PLHIV một cách toàn diện mang tính tự lực.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Nhân rộng các mô hình ứng dụng về giáo dục đồng đẳng cho các nhóm đối tượng khác nhau như: ma túy, mại dâm, trẻ em lang thang, người già, người khuyết tật, phụ nữ nghèo, phụ nữ bị bạo hành, trẻ phạm pháp... và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội, kinh tế, pháp luật, hôn nhân gia đình...

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: DINH THI GAM                  2. Sex: Female

3. Date of birth: January 30, 1983            4. Place of  birth: Thai Binh Province

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH      Dated : 6/8/2012

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Find understand model Community- based Care and Support for People Living with HIV/AIDS through peer member "- A case study of Dong Trieu district, Quang Ninh province.

8. Major: Social Work                             9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Dang Nguyen Anh

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

This thesis studies model Community-based Care and Support for People Living with HIV/AIDS through peer member by using qualitative research method. The outcome shows the important and the effectiveness for that uses peer member in activity Care and Support for People Living with HIV/AIDS. The findings of important and ffectiveness in the use of peer member into the program care and support for People Living with HIV/AIDS are expressed in characteristics:

  - Needs of people in care and support at home for people with HIV / AIDS is very high – Who are HIV + have always had bad depression, suffer from discrimination, worried depressed, denial, blame, want to commit suicide, or have negative reactions to the HIV infection so desperately needs someone to share, supportive and accepting yourself. In particular, in the last stages of the disease, health care needs and consultation is very important. Most HIV/AIDS patients are to receive care and treatment at home for the match psychologically sick people get better, expensive and little overload for the hospital.

  - The Community appreciated the support, care at home for people with HIV/AIDS through peer professional - All the stakeholders of the program from local partners, medical personnel, members of the Group of home care and the beneficiaries will receive the care and support comprehensive peer members have provided is very good and relatively satisfying the needs care and support of PLHIV, those affected by HIV and their families in the community health care needs to the needs for physical support on psychological, emotional, spiritual.

  - Health care and support activities at home for persons with HIV/AIDS through the peer can be continued and expanded by the resources of the community after the end of the program - With tireless advocacy of the mass Industry Committee concerned, the leftist government representatives and unions on the activities of the program and by the aggressive activitiesof the peer group members providing care at home, the leaders of local partners and other departments were aware of a pattern of care and comprehensive support for PLHIV, in order to meet the diverse needs of physical health care, Centerpsychic, spiritual and socio-economic support for PLHIV and family relatives. It is also one of the long-term effects of the model. After the program finishes, can be confident that the local partners are fully capable to build the home care programme in the community for PLHIV in a comprehensive manner with self.

12. Practical applicability, if any: Scaling the application model of peer education for different target groups such as: drugs, prostitution, child wandering, the elderly, the disabled, women and poverty, women suffer domestic violence, child delinquency ... and in many different areas such as: health care, social welfare, economic, law, marriage, family and. ..

13. Further research directions, if any: None

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây