TTLV: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên” (Khảo sát tại xã Hồng Nam và xã Lý Thường Kiệt)

Thứ ba - 28/10/2014 22:56

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Thân Thị Hương                  2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/4/1988

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số:  2797/2012/QĐ-XHNV-SDH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên” (Khảo sát tại xã Hồng Nam và xã Lý Thường Kiệt).

8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.30

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Nghiên cứu đã mô tả thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động tại tỉnh Hưng Yên trên các khía cạnh sau:

Về các chính sách hỗ trợ học nghề: Địa phương đã thực hiện đa dạng chính sách hỗ trợ học nghề cho người dân lao động. Tuy nhiên, số lượng người lao động được hưởng những chính sách hỗ trợ này lại quá thấp so với số lượng người không được hưởng chính sách.

Về đối tượng học nghề: Đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi đa dạng về ngành nghề, nhưng đối tượng học nghề chủ yếu là người nông dân và công nhân.

Các nghề được đào tạo: Nghề được đào tạo chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu là nghề may công nghiệp

Về loại hình đào tạo nghề: Loại hình đào tạo nghề được áp dụng nhiều nhất ở địa bàn nghiên cứu là đào tạo nghề ngắn hạn (dưới  1 tháng). Tuy nhiên, số lượng tham gia loại hình đào tạo này cũng quá thấp so với số lượng người lao động không được đào tạo.

Địa điểm học nghề: Việc học nghề không cùng xã/phường gây ra nhiều khó khăn và tốn kém cho người lao động khi tham gia các khóa đào tạo nghề.

Chi phí đào tạo nghề: Chi phí đào tạo nghề lớn nên không khuyến khích được người lao động tham gia vào các khóa đào tạo nghề dù đã được miễn phí học phí, hỗ trợ ăn, nghỉ.

Hiệu quả của việc dạy nghề: Người lao động không đánh giá cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ nghề đối với  học nghề nhưng lại đánh giá cao hiệu quả của việc học nghề đối với công việc họ đang làm. Điều này phản ánh hiệu quả thiết thực của việc đào tạo nghề đối với việc làm của người lao động.

Vai trò của các tổ chức xã hội tại địa phương: Các tổ chức xã hội tại địa phương được đánh giá là hoạt động tích cực và có vai trò quan trọng đối với đời sống người lao động. Đồng thời các tổ chức này cũng là địa chỉ tin cậy để người dân tìm đến mỗi khi gặp khó khan. Tuy nhiên, việc hỗ trợ người dân tham gia học nghề của các tổ chức xã hội còn thiếu và yếu.

Dự định của người lao động trong thời gian tới: Rất ít người có dự định đi học nghề trong vòng 1 năm tới. Cơ cấu nghề nghiệp mà người lao động dự định học cũng đã có sự thay đổi.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name: Than Thi Huong                         2. Gender: Female

3. Date of birth: 02/04/1988                               4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number 2797/2012/QĐ-XHNV-SDH dated 28/12/2012 from the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: “The reality of implementing vocational policy for rural labor in Hung Yen province” (Surveying in Hong Nam and Ly Thuong Kiet communes)

8. Major: Sociology;                             Code: 60.31.30

9. Supervisors: Assoc Nguyen Thi Thu Ha - Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

The research describes the current situation of implementing policies on vocational training for rural workers in Hung Yen on the following aspects:

Vocational training policies: the province implemented various policies to support job training for the work force. However, the number of employees entitled from the policy is too low compared to the number of people who receive no benefit from the policy.

Apprentices: Participants who answered questionnaires were in diversified industries, but the majority of them were farmers and workers.

Trained jobs: the main job trained in the study area is industrial sewing

Job training type: The most common type of vocational training in the local is short-term training (less than 1 month). However, the number of people participating in this type is also too low compared to the number of workers who are not trained.

Location of apprenticeship: Apprenticing in a different commune or ward cause many difficulties and is costly for workers to participate in training courses.

Training costs: High training costs discourage employees to take part in training courses despite of free tuition, food and rest supports.

Training effectiveness: Employees do not appreciate the effectiveness of policies to support vocational training but highly appreciate the effectiveness of the apprenticeship for the work they are doing. This reflects the practical effect of training on employment of workers.

Role of civil society organizations in the local: Social organizations in the area are assessed to play an active and important role in the lives of workers. Simultaneously, these organizations are reliable address for people to get advice when in troubles. However, activities to support people to participate in vocational training of social institutions are still weak and inadequate.

Worker intents in the future: Just a few people intend to enrol in professional training within the next 1 year. Career structures which workers plan to study have also changed.

11. Practical applicability, if any: .............................................................................................

12. Further research directions, if any: ....................................................................................

13. Thesis-related publications: ................................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây