Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/9/1989 4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/QĐ-XHNV-SĐH ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Liên kết đào tạo giữa trường Mỏ địa chất và Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đẩy đào tạo nhân lực.
8. Chuyên ngành: Khoa học quản lý ;Mã số: Đào tạo thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở phân tích, giải thích các vấn đề lý luận về liên kết đào tạo giữa trường học và doanh nghiệp, vai trò của liên kết đào tạo với thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực, nội dung của liên kết đào tạo cũng như các kinh nghiệm về mô hình liên kết đào tạo của một số nước trên Thế giới cũng như ở Việt Nam, luận văn đã làm rõ thực trạng của công tác liên kết đào tạo giữa trường Mỏ địa chất và Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, phân tích nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
Công tác liên kết đào tạo giữa Trường Mỏ địa chất và Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã bước đầu có những kết quả tốt đẹp, tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở bề nổi qua các hoạt động phong trào giữa hai bên, qua việc Công ty FECON hỗ trợ xây dựng quỹ học bổng trao tặng cho các sinh viên trường Mỏ địa chất đạt thành tích cao trong học tập, qua các Hội nghị, tọa đàm trao đổi về lĩnh vực chuyên môn cả hai cùng quan tâm. Còn các công tác liên kết đào tạo khác có được xây dựng giữa hai bên, tuy nhiên khi đi vào thực tiễn chưa được áp dụng hoặc đã áp dụng nhưng không hiệu quả. Lý do là chưa có cơ chế ràng buộc giữa hai bên, Chính phủ chưa tham gia điều tiết và bản thân doanh nghiệp – trường học chưa thực sự chú trọng công tác này.
Luận văn khẳng định rằng liên kết đào tạo giữa trường học và doanh nghiệp là mô hình giúp phát huy thế mạnh của mỗi bên, cùng mục tiêu chung là chất lượng công tác đào tạo nhân lực. Do đó, mô hình này cần được phát huy và mở rộng trên cơ sở thực tiễn, điều kiện của trường và Doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, cần được ràng buộc bởi cơ chế pháp luật và tài chính, từ đó tạo nên tính trách nhiệm trong công tác liên kết đào tạo nhân lực của 2 bên: Nhà trường và Doanh nghiệp.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn hoàn toàn có thể làm căn cứ tham khảo, kiểm nghiệm để điều chỉnh cơ chế hợp tác hiện tại giữa Trường Mỏ địa chất và công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON. Từ đó thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực giữa cả hai bên – góp phần quan trọng cho định hướng hợp tác chiến lược giữa trường Mỏ địa chất và công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể làm làm tài liệu tham khảo cho các mô hình liên kết đào tạo của các trường - doanh nghiệp cụ thể khác, tùy vào thực tế điều kiện và hướng phát triển của doanh nghiệp và trường học mà có những điều chỉnh phù hợp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hong Tham 2. Gender: Female
3. Date of birth: September 17, 1989 4. Place of birth: Hoa Binh province
5. Admission decision number: 2119/2001/QD-XHNV-SDH Dated: November 1, 2011 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
(List the forms of change and corresponding times).
7. Official thesis title: Training Cooperation between FECON Foundation Engineering and Underground Construction JSC and Hanoi University of Mining and Geology to boost the human resource training.
8. Major: Management Science Code: Experimental training
9. Supervisors: As. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Quan- National Economics University
10. Summary of the findings of the thesis:
Based on the analysis and interpretation of theories about training cooperation between schools and enterprises, the role of training cooperation with the promotion of human resource training, content of training cooperation and experiences from training cooperation model of some countries around the world as well as Vietnam, the thesis clarified the status of training cooperation activities between the Hanoi University of Mining and Geology (HUMG) and FECON Foundation Engineering and Underground Construction JSC, analyzed the causes and the issues that were raised.
Training cooperation between HUMG and FECON FECON initially had good results. However, it just has stopped at the surface of some activities of the two sides. For examples, FECON grant the scholarships for students getting the good results for their study and research. FECON also hold the conferences or workshop discussing all areas of expertise concerned by the two sides.
Other training cooperation activities also have built between HUMG and FECON, but when applying these activities, it is not really effective.
The reason is still not having binding mechanism between the two sides, the government has not acceded to regulate, enterprises and school themselves have not really paid as much as attention to this work.
Thesis assertted that the training cooperation between schools and enterprises is a model to help raise the strength of each party with the common goal is the quality of human resource training. Therefore, this model should be promoted and expanded on the basis of practice, and the conditions of each particular enterprise and school. However, to promote this model effectively, it should be bound by the laws and mechanisms of finance, thereby creating accountability in the human resource training cooperation between the two sides: Schools and enterprises.
11. Practical applicability, if any:
The results of the thesis can completely be a basis for reference and testing in order to adjust existing mechanisms of cooperation between HUMG and FECON, then promoting the training of human resource between the two sides. This work will be an important contribution to the strategic direction of cooperation between HUMG and FECON.
The results of the thesis can also be reference to the training cooperation model of the other schools and enterprises. It depends on the actual conditions and development of each enterprise and school to have suitable adjustments.
12. Further research directions, if any: Not yet
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn