TTLV: Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq

Thứ năm - 10/12/2015 20:58

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lại Diệu Kiều Phương                  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/08/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                         Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế, cán bộ (nghỉ hưu) kiêm nhiệm, hiện công tác tại Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Một cách tổng quát, luận văn đã làm rõ chính sách ngoại giao dầu lửa của Mỹ với Iraq ở các khía cạnh cơ sở hoạch định, nội dung, thực tế triển khai và triển vọng chính sách trong tương lai.

Luận văn đã tập trung trình bày, phân tích và đánh giá những điểm chính như sau :

Thứ nhất, Iraq là một quốc gia Trung Đông với nguồn dầu mỏ dồi dào, nhưng nội bộ đất nước chia rẽ vì xung đột tôn giáo và sắc độc. Đồng thời Iraq cũng là nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc suốt chiều dài lịch sử, trong đó có Mỹ, nên chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq cũng có nhiều điểm khác biệt.

Thứ hai, lợi ích của Mỹ tại khu vực này không chỉ gói gọn trong việc đảm bảo quyền tiếp cận nguồn dầu mỏ này mà còn mở rộng hơn nhiều với lợi ích về an ninh tiền tệ, ảnh hưởng chiến lược lẫn cân bằng quyền lực tại khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Mục tiêu của chính sách được xác định gồm 2 điểm chính là đảm bảo dòng chảy ổn định của dầu mỏ từ Iraq đồng thời ngăn chặn việc Iraq sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ này để phát triển quân sự và trở thành nguy cơ đe doạ an ninh khu vực. Mỹ không ngần ngại sử dụng công cụ quân sự để tiến hành chiến tranh để đạt được các mục tiêu trên.

Cuối cùng, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq vẫn được đánh giá là thất bại nhiều hơn thành công. Các mục tiêu của chính sách vẫn chưa thể đạt được dù cho chính quyền Mỹ đã sử dụng linh hoạt rất nhiều công cụ triển khai trên thực tế.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả của luận văn sẽ giúp đóng góp một phần vào các nghiên cứu về chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq. Luận văn còn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Quan hệ quốc tế tại Khoa Quốc tế học, trường ĐH KHXH & NV nói chung và về chính sách đối ngoại của Mỹ tại chuyên ban châu Mỹ học nói riêng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ những kết quả của luận văn, có thể phát triển nghiên cứu sâu hơn theo hướng chính sách Mỹ đối phó với IS và việc kiểm soát nguồn dầu mỏ tại Iraq.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Lai Dieu Kieu Phuong                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 28th August 1990                        4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The American oil diplomacy in Iraq

8. Major: International Relations                           Code: 60.31.02.06

9. Supervisor: Dr. Le The Que, Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

In general, the thesis has clarified  the American oil diplomacy in Iraq in terms of of  its planning, implementation and prospects.

The following major points have been presented, analyzed and evaluated:

Firstly, Iraq is one of the oil richest countries in the Middle East, an internally divided country because of religious and ethnic conflict as well as a land for powers to compete for influence since the early modern period of its history. Therefore, the American oil diplomacy in Iraq is different from those towards other countries or regions.

Secondly, the U.S interests in Iraq were not only to ensure its access to oil resources but also the U.S. currency, strategic influence and balance of power in the Middle East where instability has existed for a long time. The objective of this policy consists of two main points: to ensure steady flow of oil from Iraq and to prevent the use of oil benefits to develop military capaabilities and become regional security threat. The U.S  has not hesitated to use military tools to wage wars to achieve the above objectives.

Finally, this policy has been evaluated as a failure rather than a success. This policy objective has not been achieved although the U.S government has used flexible tools in actual implementation.

11. Practical applicability, if any:        

The results of the study will contribute to the further researches into the American oil diplomacy. It may  also be used as a reference for researchers, teachers and students in the field of international relations in general and U.S foreign policy in particular.

12. Further research directions, if any:

Further research could be conducted into the US policy to combat the Islamic State and its role in controlling oil reserves in Iraq.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây