TTLV: Tối ưu hóa phông lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang

Thứ hai - 02/04/2018 22:37

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Dương Quế Hương                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/6/1982

4. Nơi sinh:  Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: “Tối ưu hóa phông lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang”

8. Chuyên ngành: Lưu trữ học                        Mã số: 60.32.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Cam Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học & Quản trị Văn phòng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn gồm 03 chương với các nội dung cơ bản sau:

Chương 1. Sự cần thiết của việc tối ưu hóa các Phông lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang

Đây là chương mang tính dẫn luận, là cơ sở cho phần nội dung chính ở chương 2 và chương 3. Nội dung chủ yếu của chương này là tìm hiểu sự cần thiết và những yêu cầu của thực tế đòi hỏi phải thực hiện việc tối ưu hóa các Phông lưu trữ đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh. Bước đầu tìm hiểu thực trạng của các Phông lưu trữ đóng đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang và đặt ra nhu cầu cần phải thực hiện tối ưu hóa tại liệu đối với các Phông đó.

Chương 2: Thực trạng việc tối ưu hóa các Phông lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang

Trong chương này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát hiện trạng và đánh giá những kết quả đã đạt được, sản phẩm hoàn thành sau khi xác định lại giá trị tài liệu của các Phông đóng tài liệu của một số Phông đang bảo quản tại Kho Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang: Thành phần hồ sơ, tài liệu, thời hạn bảo quản, nội dung của tài liệu, thành phần tài liệu bổ xung (nếu có)... Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá khách quan của việc tổ chức xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ tài liệu lưu trữ trong các Phông Lưu trữ đóng. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích ưu, nhược điểm của việc thực hiện tối ưu hóa các Phông lưu trữ đóng, chỉ ra tính hiệu quả; nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Đây là cơ sở để tác giả hoàn thiện và đưa ra những đề xuất kiến nghị ở chương 3

Chương 3: Giải pháp nâng cao việc tối ưu hóa các Phông Lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang

Đây là chương trọng tâm của Luận văn, được tổng kết từ cơ sở lý luận ở chương 1 và tình hình thực tiễn ở chương 2. Trên cơ sở những đánh giá, nhận xét từ chương 2, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tối ưu hóa các Phông Lưu trữ đóng, giải quyết mục tiêu đã đề ra, giảm thiểu những tồn tại, hạn chế mắc phải để quản lý và tổ chức khai thác có hiệu quả nhất khối tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh.

Luận văn đã phản ánh được mục đích của đề tài, đồng thời đã đề xuất những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác tối ưu hóa các phông lưu trữ.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ trong việc xây dựng các văn bản, chính sách liên quan đến tối ưu hóa, xác định giá trị tài liệu lưu trữ, vận dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng công tác lưu trữ của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của toàn ngành nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ (Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang) thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh/cấp cơ sở về tối ưu hóa phông lưu trữ của các cơ quan đã ngừng hoạt động tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang.

13. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận văn: Có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Duong Que Huong                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/6/1982                                4. Place of birth: Bac Giang

5. Admission decision number 2415/QĐ-XHNV Dated October 13th 2015 of the Rector of College of Social Sciences and Humanity - Vietnam National University

6. Changes in academic process: None.

7. Official thesis title: Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in  Historical Archives  of Bac Giang Province

8. Major: Archival studies                                  Code: 60.32.03.01

9. Supervisor: Dr. Cam Anh Tuan, Vice Dean of the Faculty of Archival Studies and Office management, University of Social Sciences and Humanities (Hanoi National University)

10. Summary of the findings of the thesis:

This thesis consists of three chapters with the following basic content:

Chapter 1: The Need of Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in  Historical Archives  of Bac Giang Province

This is a critical chapter, being the basis chapters 2 and chapter 3. The main content of this chapter is to understand the necessity and the requirements of reality that require Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in Bac Giang Province. It is initial investigation the situation of closed archives fords  has stopped working in Bac Giang's Historical Archives and giving the need to optimize the data for these fonts.

Chapter 2: The situation of Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in  Historical Archives  of Bac Giang Province

In this chapter, we present the results of a status survey and evaluate the achieved results, the compled product after the revalidation value of the closed fonts at Bac Giang Historical Archives: Components of records, records, retention of records, content of records, additional companents (if any) ... From there, the author proposes  some reviews and objective assessments about the re-organization of retention in closed archives. At the same time, the author in-depth analysis of the advantages and disadvantages optimization, indicating the efficiency; Objectively, subjective causes leading to these shortcomings. This is the basis recommendations in chapter 3.

Chapter 3: Solutions to Enhance the Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in  Historical Archives  of Bac Giang Province

This is the central chapter of the thesis, summarized from the theoretical background in chapter 1 and the practical situation in chapter 2. Based on the reviews and comments from chapter 2, the author proposes some suggestions to improve the efficiency of Optimizing the closed- Archive fonds, addressing the set objectives, minimizing the shortcomings and managing records which are currently maintained at the historical storge of the province.

The thesis has reflected the purpose of the topic, at the same time proposed solutions that are feasible, suitable with reality, overcome the shortcomings and limitations in the optimization of archive fonts. .

11. Possibility of application in practice:

The research results of the dissertation are references to state management agencies in charge of archives in the formulation of documents and policies related to the optimization, Identify the value of archives, contributing to improving the quality of archives in Bac Giang province in particular and the whole sector in general.

12. Further research possibilities:

After completing the dissertation, we will continue to study and propose the state management agency on archives (Department of Home Affairs of Bac Giang province) to Provincial level on the Optimizing the Archive fonds of agency that been deactivated in  Historical Archives  of Bac Giang Province

13. Thesis - related publicady tions: Yes.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây