Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mát
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/10/1984
4. Nơi sinh: Thanh Hải – Thanh Hà – Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06 tháng 08 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ ( Nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm Hy Vọng – Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà Nội)”
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Đình Tấn – Học viện Khoa học – xã hội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Khuyết tật trí tuệ là một trong những dạng khuyết tật phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật trí tuệ đang gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn mà các gia đình có con bị khuyết tật đang gặp phải đó là thiếu kiến thức và kỹ năng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, giáo dục cũng như kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho gia đình có trẻ em khuyết tật trí tuệ đang là một nhu cầu cần thiết. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía trong đó không thể thiếu vai trò của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ em bị khuyết tật trí tuệ, bằng một loạt các hoạt động nhằm huy động sự tham gia của các gia đình để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ cho trẻ.
Luận văn không đơn thuần hướng vào mối quan hệ trợ giúp giữa nhân viên xã hội ( NVXH) và thân chủ là trẻ khuyết tật trí tuệ, mà hướng vào mối tương tác giữa NVXH và cha, mẹ của chúng – bởi cha mẹ là những người gần gũi, hiểu trẻ và sẽ là người hỗ trợ chính trong cuộc sống sinh hoạt, học tập của trẻ. Điểm nổi bật là hoạt động của NVXH thu hút được sự tham gia nhiệt tình và những phản hồi tích cực từ phía các bậc cha mẹ. Từ đó họ có thêm kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ, kỹ năng... để hỗ trợ cho con của mình khắc phục tình trạng khuyết tật, hòa nhập với cộng đồng xã hội.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Mối quan hệ trợ giúp giữa NVXH và cha, mẹ của trẻ là mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Mat 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/10/1984 4. Place of birth: Thanh Hai – Thanh Ha – Hai Duong
5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 06/08/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: “The role of social workers in parental capacity building in raising and educating children with intellectual disabilities ( Case study at Hope center – Hanoi Relief Association for Handicapped Children)”.
8. Major: sociology 9. Code: 60.90.01.01
10. Supervisors: Prof. Dr Nguyen Dinh Tan - Academy of Social Sciences
11. Summary of the findings of the thesis:
Intellectual disability is one of the common forms of disability in Vietnam today. However, the intervention and support for children with intellectual disabilities are facing many difficulties. One of the difficulties that the families of children with disabilities are facing is the lack of knowledge and skills in caring for and educating children. Therefore, the knowledge and skills to provide care and education as well as connections to support services for families with children with intellectual disabilities is a necessity. This task requires the efforts from many sides including indispensable role of staff in social work. Thesis research going into the role of social workers in assisting families with children with intellectual disabilities, with a series of activities aimed at raising the participation of the family in order to bring best performance in supporting the child.
Thesis is not simply directed at the aid relationship between the social worker (NVXH) and clients are children with intellectual disabilities, but directed at the interaction between NVXH and father, their mother - because parents are close people, understand the child and will be the main support in daily life, a child's learning. Highlights of NVXH activity attracted the enthusiastic participation and positive feedback from parents. Since then they have more knowledge, experience, relationships, skills ... to assist their children to overcome the disability, integration with social communities.
12. Practical applicability, if any:
Relationship between NVXH and help parents of children are long term relationships, support children with disabilities in general and children with intellectual disabilities in particular.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn