TTLV: Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

Thứ sáu - 14/08/2015 01:02

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Phương Nhung

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/08/1987

4. Nơi sinh: Quảng Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày: 1/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi địa điểm và thời gian nhập học

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

8. Chuyên ngành: Báo chí học                   Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Hường – Trưởng phòng Công tác Chính trị Học sinh – Sinh Viên,  ĐHQG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Huế - thành phố được biết đến là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, ở đây lưu giữ rất nhiều những giá trị di sản văn hóa quý giá không chỉ của địa phương mà còn của cả nước và nhân loại. Tuy nhiên, những hiểu biết của du khách trong nước và quốc tế, thậm chí của người dân địa phương về các loại hình văn hóa của Huế đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ việc thiếu những thông tin cần thiết nhằm cung cấp kiến thức từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng trong vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế.

Với vai trò và chức năng là hai cơ quan báo chí quan trọng, đại diện cho tiếng nói của chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế phải đảm nhiệm vai trò cung cấp thông tin cần thiết cho người dân và du khách về các vấn đề Thời sự - chính trị - văn hóa – xã hội của Địa phương. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, sự quan tâm đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với các cơ quan ban ngành và người dân địa phương, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã luôn theo sát, hỗ trợ và  thể hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác này. Những chuyên mục, chương trình về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đã tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin của công chúng địa phương và du khách trong và ngoài nước, phản ánh kịp thời những bất cập cũng như nêu ra những ý tưởng, sáng kiến hiệu quả trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Nội dung và hình thức các chuyên mục, chương trình văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, đổi mới phù hợp với xu thế của truyền thông hiện đại. Những thay đổi này đã góp phần tích cực giúp di sản văn hóa phi vật thể đến gần hơn với công chúng địa phương , du khách trong và ngoài nước, nâng cao vị thế của di sản văn hóa phi vật thể của Huế trong kho tàng văn hóa quốc gia và nhân loại.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Chính quyền và người dân địa phương giao phó. Với đề tài luận văn: Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, tác giả đã tìm hiểu và theo dõi các chuyên mục, chương trình về di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, từ đó nêu lên thực trạng về việc thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế của hai cơ quan báo chí này. Qua những phân tích, đánh giá, điều tra xã hội học trên 1000 công chúng thuộc các huyện, xã, thị trấn, thành phố trong Tỉnh Thừa Thiên Huế;  phỏng vấn sâu công chúng, các chuyên gia chuyên nghiên cứu về văn hóa Huế, phóng viên phụ trách mảng văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, tác giả đã tổng hợp và đề xuất một số những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác này, như : Thay đổi và làm mới về nội dung và hình thức các chương trình, chuyên mục về văn hóa; Nâng cao năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên văn hóa; Đổi mới tư duy của đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí; Tăng cường tương tác với công chúng và một số nhóm giải pháp khác...

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của đề tài này sẽ góp phần đổi mới, bổ sung vào lý luận Báo chí  nói chung, đặc biệt là vai trò và vị trí của báo chí địa phương vào công tác bảo tồn – phát huy di sản văn hóa dân tộc và việc áp dụng lý thuyết chức năng thông tin, khai sáng, giải trí của báo chí vào hoạt động thực tiễn của nghề báo.

Bên cạnh đó, luận văn cũng là tài liệu tham khảo của các cơ quan báo chí địa phương và phóng viên báo chí hoạt động trong mảng văn hóa để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong khi đưa tin, viết bài của mình. Ngoài ra, tác giả cũng hy vọng, những kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong luận văn sẽ là tiền đề, cơ sở để các cơ quan cũng như những người có liên quan tham khảo,  điều chỉnh và áp dụng vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để  nâng cao chất lượng các bài viết, chuyên mục, tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế.

12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Bài báo Khoa học: Nâng cao vai trò của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế - Tạp chí Khoa học Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế , sô 2, 2015

 

INFORMATION ON THE MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Phuong Nhung                 2. Sex: Female

3. Date of Birth: August 10th, 1987                     4. Place of birth: Quang Binh

5. Decision recognizing student number: 2124/2011/QD-XHNV-SDH dated November 1st, 2011 by the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes during the training period: Changes in location and time of admission

7. Thesis: Preservation and promotion of intangible cultural heritage of Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station

8. Major: Journalism                                         9. Code: 60.32.01.01

10. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Dinh Van Huong – Head of Political Work of Students, Vietnam National University, Ha Noi

11. Summary of the thesis’ results:

Hue - the city known as the land of cultural traditions- retains a lot of cultural values not only significant for the city itself but also for the whole country and humanity. However, there is limited understanding from both domestic and international tourists, even from the local people, of different types of Hue cultural heritage, especially of the intangible cultural heritage. This comes from many different causes, however, one of the most important causes is the lack of necessary information that is relevant to the knowledge, and from that we encourage changes in perceptions and behaviours of the public on preservation and promotion of intangible cultural heritage of Hue.

With their important roles and functions, Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station represent the voice of the government and people of Thua Thien Hue and must take on the role of providing necessary information for local people and tourists concerning political, cultural, social issues of the locality. In recent years, along with the overall development of the country, the constant attention of the Party, State and local government, the preservation and promotion of cultural heritage in general and intangible cultural heritage in particular have had many positive changes. In company with other organizations/agencies and the local people,  Thua Thien  Hue Press Agency and Radio and Television Station have always followed, supported and performed their roles and missions in this work. Columns or programs on cultural heritage in general and intangible cultural heritage in particular have increased both in quantity and quality. This has somewhat met information needs of local people, domestic and international tourists. The shortcomings were promptly reported and fresh and effective initiatives in preservation and promotion of intangible cultural heritage of the locality have been developed. The contents and forms of the columns and programs on culture have also been carefully considered and renovated in consistent with the trends of modern communication. These changes have contributed positively to bringing information on intangible cultural heritage closer to the public, domestic and foreign tourists as well as improving the status of Hue intangible cultural heritage in the cultural treasure of the nation and humanity.

However, due to many subjective and objective reasons, there have existed many limitations in the roles of Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station towards the preservation and promotion of intangible cultural heritage of the locality. They have not actually met the requirements and duties entrusted by the local government and people. With the thesis: Preservation and promotion of intangible cultural heritage of Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station, the author carried out research and read the columns and watched the programs on intangible cultural heritage by Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station during the period from 2012 to 2014, from which she could discuss the status quo of the preservation and promotion of Thua Thien Hue intangible cultural heritage of these two organizations. Through the analysis, evaluation, sociological surveys on 1000 people in the districts, communes, towns and city in Thua Thien Hue province, in-depth interviews with the participants, experts who have done research on Hue culture and reporters in charge of culture from the Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station, the author has synthesized and proposed some recommendations and solutions to further enhance the roles of Thua Thien Hue Press Agency and Radio and Television Station in this work, including: changes and renovation in the contents and forms of programs or columns; building capacity for culture reporters and editors; renovation of thinking of the Press Agency leaders; enhancing interaction with the public and a number of other solutions.

12. Application in practice:

The results of this thesis will contribute to renovating and adding to the theory of Journalism, especially the roles and position of the local media on the preservation and promotion of national cultural heritage and applying the functional theory of information, enlightenment and entertainment of journalism in practices.

Besides, the thesis is also a reference source for the local press agencies and journalists in charge of culture so that they can see the advantages and limitations of information launching and writing. In addition, the author also hopes that the recommendations and solutions given in this paper will be the premises and bases for media organizations and people concerned to refer to, apply or adjust in their professional practice in order to enhance quality of the articles or columns and fully participate in the preservation and promotion of intangible culture of Hue.

13. Publications related to the thesis:

Scientific article: Enhancing the role of Thua Thien Hue Radio and Television Station in the preservation and promotion of intangible cultural heritage of Hue - Journal of Science and Technology, College of Sciences, Hue University, No. 2, 2015

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây