Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Mẫn Tuyết
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/01/1990
4. Nơi sinh: TP. Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc
5.Quyết định công nhận học viên số: 2601/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai, và Hà Giang)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn, Tập chí Môi Trường &Cuộc Sống
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Một trong những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở cả hai nước là đồng bào thường sống thành từng khu vực và có sự đan xen giữa các dân tộc trên các vùng núi cao và vẫn giữ quan hệ đi lại thông thường với những phương thức như: thông hôn với nhau, buôn bán với nhau, đi thăm người thân và bạn bè, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng v.v… Các quan hệ này trong những năm gần đây có tác động thúc đẩy tích cực do kinh tế phát triển, lại càng làm cho quan hệ xã hội giữa các dân tộc thiểu số vùng biên phát triển thuận lợi và tác động cả đến phát triển quan hệ hữu nghị của hai nước. Trong 4 yếu tố quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt tức là phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, chính sách của hai nước và kinh tế thì quan hệ dân tộc và phong tục tập quán dân tộc có ảnh hưởng lẫn nhau rõ ràng nhất.
Ngoài ra, chính sách của các quốc gia, nền kinh tế, trình độ xây dựng và phát triển vùng biên cũng như mức sống của người dân biên giới, sự tương quan với các dân tộc xuyên biên giới khác ở vùng biên, các hoạt động thương mại và quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa… cũng rất dễ tác động tới vấn đề ổn định của các dân tộc thiểu số xuyên biên giới. Đối với Trung Quốc và Việt Nam, xây dựng làng du lịch dân tộc để mở rộng quan hệ vùng biên, phát triển kinh tế của vùng biên, đồng thời có thể bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc ít người độc đáo. Khuôn khổ “ 2 hành lang một vành đai” tạo cơ hội cho việc phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh Vân Nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam đều do đảng cộng sản lãnh đạo, cùng một ý thức hệ vì vậy cần có mối quan hệ hữu nghị, hài hòa để phát triển kinh tế. Mô thức phát triển xã hội kinh tế tương đồng lại càng đòi hỏi hai nước phải tăng cường giao lưu và hợp tác với nhau. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cần thiết phải là quan hệ bình đẳng cùng có lợi, láng giềng hữu nghị, hợp tác tích cực, cùng nhau phát triển.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ cách nhìn văn hóa, luận văn cố gắng tổng hợp và phân tích được nhiều tư liệu phong phú về quan hệ của dân tộc xuyên biên giới ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai của Việt Nam, đưa ra được những nhận định về ý nghĩa hợp tác và tính khả thi của khai thác tài nguyên du lịch ở vùng biên, trong khuôn khổ hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế”. Luận văn hy vọng các dự đoán xu hướng của mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùng biên giới Trung-Việt nhất là quan hệ hợp tác du lịch sẽ trở thành hiện thực.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn là công trình nghiên quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : MIN XUE 2. Sex: Female
3. Date of birth: 30/01/1990 4. Place of birth: China
5. Admission decision number: 2601/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 13/11/2013 of The Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Studying the relation between ethnic minorities in China – Vietnam border area during the culture exchanging process (Yunnan, Lao Cai and Ha Giang)
8. Major: International Relation 9. Code: 60.31.02.06
10. Supervisors: Dr.Nguyen Van Can, Journal of “Environment and life”
11. Summary of the findings of the thesis:
Vietnam and China are the multi-ethnic countries with lots of ethnic groups living together. One of characteristics of compatriots of ethnic minorities in two countries is that they frequently live into separate zones and the interlacement between ethnic groups in mountainous areas. And keep the relationship in some way, such as marriage, business, visit relatives and friends, religious activities anh so on. For recent years, these relations have promoted positively the economic development and made the social relations between ethnic minorities in the border area develop favorably, even they have influences on friendly relation development of two countries. There are four important factors that affect the the social relations between ethnic minorities of China and Vietnam, thay are customs, religion, national policies, and economic respectively. One of the four factors, it is most obvious that customs and the social relations between ethnic minorities in the border area interact.
In addition, national policies, economic, the Development and construction, quality of life in the border area, some trade activitives, industrialization and modernization process… there are easy to affect stability of cross-border ethnic groups.
For Vietnam and China, an ethnic tourist village should be built in order to broaden the relation of border area and to develop the economy of the border area, simultaneously it can preserve and uphold the unique cultures of ethnic minorities. The framework “2 corridors 1 belt” creates an opportunity to uphold the tourist potentialities of Yunnan, China and the North of Vietnam.
Vietnam and China are leaded by communist parties, and have same ideology, thus the probability of separating the relation of two countries is very small. In the next time, China – Vietnam should have a friendly and harmonious relation to develop the economies. The similar model of socio-economic development requires two countries to increase the exchanging and cooperation activities. The relation between China and Vietnam must be the equal and mutual benefit, friendly neighboring relation, active cooperation and mutual development.
12. Practical applicability, if any:
From cultural perspective,our thesis has integrated and analysed a fund of information about the relationship between ethnic minorities in Yunnan provincem China, and Hagiang province, Laocai provience Vietnam.Our thesis will contribute into complementing the relation of ethnic minorities in China – Vietnam border area, creating the favorable condition for researching and exchanging cultures of ethnic minorities in the border area of two countries.
13. Further research directions, if any:
The thesis is a work which researches the relation between ethnic minorities in China – Vietnam border area through the culture exchanging process. We desire to continue researching deeply and gaining achievements according to this researching direction. Especially, a pattern will be researched, so that the compatriots of ethnic minorities can live together and peacefully in two countries, and also the friendly relation of two countries will be promoted.
14. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn