TTLV: Nghị định thư Kyoto và Hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu

Thứ sáu - 14/08/2015 01:02

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Quỳnh Giang                          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/06/1988                                                  

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nghị định thư Kyoto và Hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu

8. Chuyên ngành: Quan hê quốc tế           Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam - Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn nghiên cứu một trường hợp điển hình - Nghị định thư Kyoto trong quá trình hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu. Vai trò của Nghị định thư Kyoto là không thể phủ nhận trong tiến trình hợp tác quốc tế này. Sự ra đời của Hiệp ước này khẳng định xu thế hợp tác trong những vấn đề toàn cầu, trong đó có môi trường và biến đổi khí hậu. Kết thúc giai đoạn thứ nhất, các bên tham gia đạt được mục tiêu đã cam kết; tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên trong giai đoạn này có thể được coi là một trường hợp điển hình trong hợp tác quốc tế và để lại nhiều bài học. Đó là những vấn đề cần cải thiện trong giai đoạn mới, như làm thế nào để khắc phục cơ chế giám sát và thực thi công bằng hiệu quả hơn để khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên, hay việc thiết kế dự án hỗ trợ để nâng cao sự bình đẳng trong phát triển của các bên. Bên cạnh đó giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto cũng có đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này thông qua: chứng minh hiệu quả của việc trao đổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, hình thành và nâng cao nhận thức toàn cầu và tạo tiền đề (thông qua đàm phán) cho tiến trình hợp tác sâu hơn. Quá trình đàm phán và thực hiện nghị định thư Kyoto đã chứng kiến sự hình thành cũng như sự chia rẽ của các liên minh xuất phát từ vấn đề lợi ích. Từ đó có thể đưa ra một số dự đoán đối với tương lai của tiến trình hợp tác này, trong đó kịch bản hợp tác toàn cầu vẫn có khả năng xảy ra lớn hơn so với kịch bản hợp tác theo từng nhóm riêng rẽ. Việt Nam với vị thế một quốc gia đang phát triển cần tiếp tục chủ động và tích cực tham gia các sáng kiến và vận động các bên cùng tham gia.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Phục vụ việc nghiên cứu tìm hiểu Nghị định thư Kyoto (và việc thực hiện), và hợp tác quốc tế trong đối phó với biến đổi khí hậu và môi trường nói chung.

Phục vụ công tác chuẩn bị cho nội dung đàm phán của các COP tiếp theo, hoặc các hội nghị có tính chất và chủ đề tương tự.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Quynh Giang                           2. Gender: Female

3. Date of birth: June 4th, 1988                          4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision numbered 1883/QĐ-XHNV dated on October 21st, 2010 signed by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: “The Kyoto Protocol and International Cooperation in Climate Change”

8. Major: International Relations                          9. Code: 60.31.02.06

9. Supervisor(s): Assoc. Prof. Dr. Hoang Khac Nam

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis discussed one case study in the international cooperation in climate change: The Kyoto Protocol. Undoubtedly, it has played a remarkable role in the cooperation. The protocol has sustained and strengthened the trend of international cooperation in global issues, including environment and climate change. The parties of the protocol finished the first phase with accomplished targets; yet, the relations among these parties during the phase could be viewed as a typical happening in international cooperation and served as fruitful lessons. Those are issues requiring improvement in the next phase, such as how to enhance monitoring and implementation mechanisms that will ensure fairness and encourage the participation of all parties, or how to project actions in order to assist equity and sustainable development worldwide. On a separate note, the results from the first phase have contributed to further the cooperation in this field, including affirming the role of exchange in knowledge and technology, fostering the global awareness, and preparing the antecedent (through negotiations) for deeper cooperation. The marriage as well as divorce of parties in various alliance was witnessed through the process of negotiation and implementation of the Kyoto Protocol: The core root was benefits. Several predictions of the future cooperation in the field can be made based on the diagnosization after the first phase. The scenario of unified global cooperation is indicated with more positive signals, in comparison with the scenario of independent group cooperation. Vietnam as a developing country should continue take initiative in implementation and actively boost the participation of the others.

11. Practical applicability, if any

Contributed to the study of the Kyoto Protocol (and its implementation), and international cooperation in climate change and/or environment.

Contributed to the preparation of the Vietnam delegate in COP negotiations, as well as similar occasions.

12. Further research directions, if any

13. Thesis-related publications, if any

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây