TTLV: Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt.

Thứ ba - 18/11/2014 23:01

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02-12-1984

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011 QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 10 tháng 10 năm 2011của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60. 22. 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Quang Đông, Trường  Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Xưng hô là hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Xưng hô thể hiện khả năng ứng xử, văn hóa giao tiếp và trình độ tri thức của người tham gia giao tiếp. Trong xưng hô, đại từ nhân xưng là một thành tố quan trọng và mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống các đại từ nhân xưng của riêng mình và hệ thống đại từ này có những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa các ngôn ngữ.

Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt có cùng điểm chung là chúng đều được phân chia theo ngôi giao tiếp, có các phạm trù giống, số. Tuy nhiên, về mặt loại hình, tiếng Anh và tiếng Đức được xếp vào nhóm ngôn ngữ hòa kết còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Chính vì vậy, về đặc điểm ngữ pháp, các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức có tính chất biến hình, biến cách trong khi các đại từ tiếng Việt lại giữ nguyên hình thái trong mọi tình huống giao tiếp. Xét về khía cạnh văn hóa, đại từ nhân xưng tiếng Anh và tiếng Đức không hàm chứa những quy tắc xưng hô theo tuổi tác, lễ nghi, thứ bậc.  Còn trong tiếng Việt, cách xưng hô không chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ mà nó còn biểu lộ đặc trưng tâm lý, lối tư duy và văn hóa của dân tộc Việt.

Bằng việc so sánh liên ngôn ngữ, liên văn hóa các đại từ nhân xưng trong 3 ngôn ngữ khác nhau, chúng tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào hiểu biết về các đại từ này và những kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể hữu ích đối với người Việt Nam học tiếng Anh, tiếng Đức nói riêng, ngoại ngữ nói chung cũng như người nước ngoài học tiếng Việt.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Những kết quả của luận văn có thể được áp dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt và các ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Đức.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Bich Ngoc          2. Sex: Female

3. Date of birth: December 2nd 1984           4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 1936/2011 QĐ-XHNV-KH&SĐH dated October 10th 2011.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Personal pronouns in English, German and their equivalents in Vietnamese.

8. Major: Linguistics                                 9. Code: 60.22.01

10. Supervisors: Assoc. Dr. Lam Quang Dong, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

Verbal behaviour is very common in daily communication. It shows the speaker’s ability to conduct cultural communication and knowledge. In addressing different interlocutors, personal pronouns play an important role, and each nation, each language has its own system of personal pronouns with numerous similarities and differences.

Likewise, personal pronouns in English, German and Vietnamese have several features in common, including their concord with different persons, gender and number. However, typologically, while English and German belong to inflectional, or synthetic languages, Vietnamese is an isolating one. Therefore, personal pronouns in English and German are inflective but their counterparts in Vietnamese keep their forms in all communicative situations.  In terms of culture, personal pronouns of English and German do not contain any distinctive features with regards to age, hierarchy or status.  In Vietnamese, by contrast, what forms are used to address different interlocutors or refer to different people almost always depends on an amalgram of factors, including age, status or relation, amongst others, which are highly specific of the Vietnamese psychological, thought and cultural patterns.

Through intercultural and interlinguistic comparison of personal pronouns in three different languages, we hope to contribute a small part to the understanding of personal pronouns and results from this study may be useful to Vietnamese learners of English, German, or foreign learners of Vietnamese.

12. Practical applicability, if any: The results of the thesis can be applied in teaching Vietnamese and foreign languages like English and German.

13. Further research directions, if any

14. Thesis-related publications

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây