Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Minh Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/02/1991
4. Nơi sinh: Hạ Long, Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thời kỳ đổi mới
8. Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Lý giải sự thay đổi quan niệm về con người trong các tiểu thuyết đầu thời kỳ đổi mới như Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay bắt nguồn từ nhu cầu đổi mới của nền văn học – nghệ thuật sau chiến tranh. Sự thay đổi quan niệm con người này thể hiện rõ rệt qua sự thay đổi trong việc khắc họa một hình tượng văn học tiêu biểu: hình tượng người lính.
- Hình tượng người lính là sự thống nhất giữa các sắc thái thẩm mỹ tiêu cực và tích cực: cao cả và thấp hèn, dũng cảm và hèn nhát, rộng lượng và ích kỷ, thú tính và lý trí,… Chính sự mâu thuẫn giữa các sắc thái thẩm mỹ này đã làm nổi bật vẻ đẹp bình dị, gần gũi luôn tồn tại trong hình tượng người lính.
- Nghệ thuật thể hiện nhân vật người lính trong văn học đổi mới có những cách tân rõ rệt so với văn học trước đổi mới, thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật; không gian và thời gian nghệ thuật; cốt truyện và kết cấu; ngôn ngữ và giọng điệu.
- Khẳng định thay đổi về quan niệm con người trong văn học đầu thời kỳ đổi mới thể hiện những tiếp nối truyền thống của các giai đoạn trước đó và là nền tảng cho những cách tân mạnh bạo trong văn học từ giữa những năm 90 đến nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Là một tư liệu hỗ trợ cho những nghiên cứu về văn hóa và lịch sử dân tộc trong dòng chảy lịch sử nhân loại cũng như hỗ trợ cho quá trình học tập văn học Việt Nam cho học sinh và sinh viên
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sự đổi mới trong văn học Việt Nam từ giữa những năm 90 đến nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Minh Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 18/02/1991 4. Place of birth: Ha Long, QuangNinh..
5. Admission decision number: No. 2998/2013/QD-XHNV-SDH from the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi Dated30/12/2013
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Achange inthe conceptionof “man” throughthe iconicimage of soldiers insome Vietnamesenovels during the beginning ofInnovation period
8. Major: Literature Theory Code: 60.22.01.20
9. Supervisors: Dr. Nguyen Van Nam - University Of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
Explaining the change in the conception of “man” insomespecified novels during the beginning of Innovation period such as “The Sorrow of the War”, “living off the past”, “Flying Swallow” stems from the demand of literary innovation – the Postwar art. It is likely that this change is clearly expressed throughout the portrayal of a typical imagein literature - the image of Soldier.
The image of Soldier is a unified combination between both positive and negative aesthetic nuances: lofty and lowly, courage and cowardice, generosity and selfishness, bestiality and reason…Moreover, it is exactly the conflict between those aesthetic nuances that considerably highlights the idyllic and intimacy beauty that still existed in the image of Soldier.
The portrayal of Soldier image in Vietnamese literature has numerous changes in comparison between before and after the Innovation, which is illustrated in the art of character building, the space and the time of art, plot and structure, language and literary tone expressed.
Affirming the change in the conception of “man” in Vietnamese literature during the beginning of Innovation period has shown traditional continuations from the previous generations and has been the basic for various strong innovations in literature from the mid-90s until now.
11. Practical applicability, if any:
This thesis is a useful supporting material for the research and studies of Vietnamese national culture and history in the flow of Human history as well as a supporting document for students who are studying Vietnamese literature.
12. Further research directions, if any:
The innovation in Vietnamese literature from mid-90s until now
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn