TTLV: Biện pháp khắc phục các rào cản tâm lý của việc thực hành chính sách công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn các huyện của tỉnh Đồng Nai (nghiên cứu trường hợp huyện Cẩm Mỹ)

Thứ tư - 20/05/2015 03:58

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Võ Thị Ngọc Lắm                         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/11/1971.

4. Nơi sinh: Đồng Nai.

5.Quyết định công nhận học viên cao học số:1502/2012/QĐ-XHNV-SDH, ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: “Biện pháp khắc phục các rào cản tâm lý của việc thực hành chính sách công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn các huyện của tỉnh Đồng Nai” (nghiên cứu trường hợp huyện Cẩm Mỹ).

8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ           Mã số: 60.34.04.12.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã đề cập đến một số khái niệm về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình;  chính sách công nghệ, vai trò của công nghệ và các khó khăn trong việc thực hành chính sách công nghệ trong quản lý công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các huyện của tỉnh Đồng Nai nói chung và tại huyện Cẩm Mỹ nói riêng. Luận văn cũng khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị của hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số - KHHGĐ trong ứng dụng thống kê số liệu dân số phân cấp quản lí hành chính và tầm quan trọng của nó trong việc sử dụng hoạch định các  kê hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Luận văn đã khảo sát thực tiễn các hoạt động triển khai chính sách công nghệ tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.  Xác định được các rào cản tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động thực hành chính sách như hệ thống thông tin quản lý về dân số - KHHGĐ sử dụng qui trình công nghệ mới nhưng chưa được thống nhất trong ứng dụng, còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy, trong chỉ đạo điều hành quản lý số liệu dân số tại các cấp hành chính. Chính vì thế đã có nhiều rào cản từ tâm lý lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ địa phương; từ tâm lý của người thực hiện qui trình…làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong hệ thống thông tin quản lý chương trình dân số - KHHGĐ hiện nay.

Tác giả đã đề xuất một số giải pháp về phân cấp tài chính để khắc phục các rào cản tâm lý trong hoạt động đổi mới công nghệ thực hiện qui trình quản lý công tác dân số - KHHGD từ Trung ương đến địa phương gồm các nhóm giải pháp như sau.

a/ Nhóm giải pháp tiên quyết về chính sách thống nhất trong ứng dụng hệ thống quản lý dữ liệu dân số dùng chung cấp quốc gia.

- Chính phủ cần có chính sách chỉ đạo thống nhất sử dụng dữ liệu dân số dùng chung giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Bổ sung văn bản, luật…qui định về quản lý giám sát thực hiện Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu dân số từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo qui trình được thực hiện hiệu quả ngay từ bước thu nhận thông tin đầu vào

b/ Nhóm giải pháp hỗ trợ về tài chính trong thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ quản lý về dân số - KHHGĐ các cấp.

- Củng cố về tổ chức, bố trí nhân lực có trình độ chuẩn về công nghệ thông tin quản lý thực hiện các hoạt động của hệ thống thông tin dữ liệu dân số từng cấp.

- Tinh gọn hệ thống cộng tác viên dân số cơ sở, tăng phụ cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ điều tra thông tin biến động dân số tại địa bàn; nâng mức kinh phí hổ trợ cho các hoạt động giám sát thẩm định thông tin đầu vào cho cán bộ thôn ấp

- Thực hiện thường niên hiệu quả công tác tập huấn đào tạo, đầu tư trang bị máy tính đủ cho hoạt động thu, nhập thông tin, đảm bảo hiệu quả hoạt động.

c/ Nhóm giải pháp điều kiện nhằm phát huy tính năng động và tự chủ của các đơn vị quản lý dân số - KHHGĐ cấp Tỉnh, Huyện.

- Chi cục dân số tỉnh, Trung tâm dân số cấp huyện có thể tự chủ tìm kiếm các nguồn vốn thông qua các kênh đầu tư hoặc hợp tác.  

- Xây dựng qui chế đầu tư tài chính nội bộ cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ trong quản lý công tác dân số - KHHGĐ.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

luận văn đã đề xuất cho Chi cục dân số tỉnh; Trung tâm dân số huyện các giải pháp về chính sách thống nhất, về tài chính, về tổ chức bộ máy…làm cơ sở cho Chi cục dân số tỉnh kiến nghị  với Tổng cục Dân số - KHHGĐ nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả, chất lượng Hệ thống thông tin quản lý dân số - KHHGĐ từ Trung ương đến đại phương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  không.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Vo Thi Ngoc Lam                                             2. Sex: Female

3. Date of birth: 12/11/1972                                                    4. Place of  birth: Dong Nai Province

5. Admission decision number: 1502/2012/QD-XHNV-SDH, Dated 06/08/2012 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities , Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Measures to overcome the psychological barrier of the practice of technology policy in the field of population - family planning in the districts of the Dong Naiprovince( case study Cam My District )       

8. Major: Science and Technology Management                      9. Code: 60.34.04.12

10. Supervisors: Associate Professor - Dr Nguyen Thi Kim Hoa

11. Summary of the findings of the thesis:

Thesis mentioned some concept of population - family planning; technology policy, the role of technology and the pratical difficulties in technology policy in managing the population – family planning in the district of Dong Nai province in general and district Cam My in particular. This thesis also confirms the role , significance , value of management information systems majors population - family planning applications in population statistics decentralized administrative management and its importance in planning plans for social and economic development at local. This thesis examined the practices of technology policy deployment activities in Cam Mydistrict , Dong Nai. Identify the psychological barriers affect policy implementation activities like the management information systems majors population - family planning processes using new technology but have not been uniformly applied, many shortcomings in the organizational structure , in directing the management of population data at the administrative level. Therefore, there have been many psychological barriers from leadership and guidance of local officials ; the psychology of the implementation process which affect the quality of information in information systems management program of the population – family planning currently. The authors have proposed a number of measures of fiscal decentralization to overcome the psychological barrier in technological innovation activities implemented management processes of population - family planning from central to local, solutions like:

a) Solutions about uniform policy in application the data management system population share nationally.

-  Government policies should be unified direction using population data sharing among ministries and agencies from central to local.

-  Additional documents , rules ... rules on the management of monitoring the implementation of management information system of population data from the central to local, ensure this process is done efficiently right from the first step of receiving input information.

b) Solutions for financial support for the investment management of technological innovation of the population - family planning at all levels.

- Strengthening the organization and staffing of qualified information technology standards for managing the execution of the operation of information systems each level population data.

- Tightening System collaborators population base, increasing the allowance in accordance with the requirements of tasks investigating information on population change in the locality, increasing the fundind to support for the monitoring appraisal information provided at the input for staff at village levels

- Organize annual training activities, computer equipment investment enough to collect, enter information, ensuring operational efficiency.

c) Solutions to promote mobility and autonomy of the management unit of population -family planning in the Provincial , District.

-  Departments of the provincial population, population centers at district level may seek funds through investment or cooperation channels actively.

-  Construction investment rules for the internal financial investment activities of technological innovation for the management of population – family planning.

11. Summary of the findings of the thesis:

Thesis was proposed for the Departments of the provincial population, population centers at district level about the solutions for unified policy , financial , organizational apparatus…as a basis for the Departments of the provincial populationpropose to theDepartment of total population towards effective implementation of the management information systems population - FP from central to local levels .

12. Practical applicability, if any: No

13. Further research directions, if any: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây