TTLV: Đặc điểm của các từ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Việt và tiếng Hán

Thứ sáu - 14/09/2018 04:16

1. Họ và tên học viên: Khổng Nghệ Trừng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/10/1992

4. Nơi sinh: Trung Quốc Vân Nam

5. Quyết định công nhận học viên số:3739/QĐ-XHNV ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm của các từ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Việt và tiếng Hán

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học  

  Mã số:  60220240

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S Đỗ Hồng Dương -Khoa Ngôn Ngữ học , Trường Đại học khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và phân tích từ vựng ngữ nghĩa để miêu tả các đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của các từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sau đó luận văn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của các từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Việt và tiếng Hán. Trong quá trình thực hiện công việc khảo sát và phân tích luận văn sử dụng phối hợp các thủ pháp thống kê, phân loại .

Luận văn khảo sát, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và cách định danh của các từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong cuộc sống hiện đại của tiếng Việt và tiếng Hán. Luận văn đã tiến hành sắp xếp phân loại các từ ngữ chỉ đồ gia dụng hiện đại trong từ điển Việt – Hán và từ điển Hán – Việt theo từng đặc điểm định danh như định danh võ đoán, định danh theo đặc điểm hình thức của sự vật, định danh theo cách thức và mục đích hoạt động, định danh theo đặc điểm chất liệu, vật liệu của sự vật và cuối cùng là định danh theo vùng miền.

Một số chú ý như một tên gọi trong tiếng Việt nhưng được định danh bằng nhiều tên gọi trong tiếng Hán hay ngược lại một tên gọi trong tiếng Hán cũng được định danh bằng nhiều tên gọi trong tiếng Việt cũng được đề cập tới trong luận văn nhằm nhắc nhở người học ngoại ngữ và linh hoạt trong cách sử dụng để tránh nhầm lẫn.

Cuối cùng là các yếu tố văn hóa của các từ ngữ chỉ đồ gia dụng hiện đại trong tiếng Việt và tiếng Hán, thông qua các từ ngữ chỉ đồ gia dụng hiện đại, chúng ta có thể thấy tư duy văn hóa của người Việt nam và người Trung Quốc ngày nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thêm tư liệu và phân tích cho công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm các từ chỉ đồ gia dụng thời hiện đại trong tiếng Việt và tiếng Hán, giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ của các bạn sinh viên Việt Nam và Trung Quốc .

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:không có

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

INFORMATION ON THE MASTER'S THESIS

  1. Full name: Khong Nghe Trung (KONG YI CHENG)
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 22/10/1992
  4. Place of birth: Yunnan, China
  5. Admission decision No.: 3739/QD-XHNV on 09 November 2016 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  6. Change in academic process: None
  7. Official thesis title: Characteristics of household items in Vietnamese and Chinese.
  8. Major: Linguistics                                        Code: 60220240
  9. Academic supervisor: Dr. Do Hong Duong – Faculty of Linguistics, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis uses the descriptive and semantic vocabulary analysis method to describe the structural characteristics and identification characteristics of household appliance terminology in Vietnamese and Chinese. The thesis then uses the comparative method to find out the similarities and differences of household appliance terminology in Vietnamese and Chinese. In the process of conducting the survey and analysis, the thesis uses the combination of statistical and classification methods.

The thesis surveys and researches structural characteristics and identification characteristics of household appliance terminology in modern life in Vietnamese and Chinese. The thesis has arranged and classified modern household appliance terminology in the Vietnamese - Chinese dictionary and the Chinese - Vietnamese dictionary according to identification characteristics such as arbitrary identification, identification according to the formal characteristics of objects, identification according to manner and purpose of operation, identification according to the material and materials of the things and finally identification according to the region.

Some notices, as a name in Vietnamese are identified by many names in Chinese or vice versa, a name in Chinese are also identified by many names in Vietnamese, which are also mentioned in the thesis to remind foreign language learners to be flexible in usage to avoid confusion.

The final is the cultural elements of the modern household appliance terminology in Vietnamese and Chinese, through the modern household appliance terminology, we can see the cultural thinking of the Vietnamese and the Chinese today.

  1. Practical applicability: The research results of the thesis will contribute to the research publications related to the characteristics of modern household appliance terminology in Vietnamese and Chinese; it is also useful in teaching and learning of Vietnamese and Chinese students.
  2. Further research directions: None
  3. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây