Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Mai Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02 tháng 10 năm 1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 2811/2016/QĐ-XHNV Ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Đơn xin gia hạn thời gian học tập (3 tháng).
7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm tên các biển hiệu cửa hàng trên địa bàn hai phường Hàng Đào, Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 02 40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
1) Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi diện mạo đất nước về mọi mặt, nổi bật nhất là hội nhập và tăng trưởng về kinh tế. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh thương nghiệp là động lực kích thích phát triển không thể bỏ qua vai trò của quảng cáo, một hoạt động quảng bá thương hiệu với những phương tiện và loại hình đa dạng. Biển hiệu cửa hàng với tư cách là thông điệp của các chủ thể kinh doanh không chỉ mang tính thông tin thuần túy mà còn là một lời mời gọi mang tính chất một diễn ngôn quảng cáo. Do tính công khai xã hội và sự hiện diện thường xuyên như một tín hiệu tượng trưng cho sự đổi mới, phát triển về kinh tế, biển hiệu cửa hàng là một thành phần quan trọng của bộ mặt đô thị được giới thiệu với công chúng, tạo nên môi trường ngôn ngữ của thành phố.
2) Luận văn vận dụng các lí thuyết chung về ngôn ngữ học xã hội, như: cảnh quan ngôn ngữ, thái độ ngôn ngữ và các phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học để mô tả, phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên biển hiệu cửa hàng dựa trên nguồn tư liệu là toàn bộ ảnh chụp các biển hiệu cửa hàng trên địa bàn hai phường Hàng Đào, Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3) Cảnh quan ngôn ngữ là loại văn bản viết được yết thị nơi không gian công cộng ở môi trường đô thị. Là thực thể mang tính văn hóa - xã hội, giống như các thực thể cấu thành cảnh quan đô thị như kiến trúc, cư dân, sinh thái, loại văn bản viết đó cũng là hợp phần của cảnh quan đô thị.
Hệ thống biển hiệu cửa hàng - một bộ phận của cảnh quan ngôn ngữ - là một kênh giao tiếp gián tiếp khá điển hình ở môi trường đô thị. Là nguồn tư liệu bao chứa nhiều vấn đề của ngôn ngữ và đời sống xã hội, ở Việt Nam thời gian gần đây, biển hiệu cửa hàng dành được rất nhiều sự chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học xã hội đô thị.
Thái độ ngôn ngữ là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ nào đó. Nó được hình thành và chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố như địa vị xã hội, bối cảnh văn hóa, quan hệ xã hội, sự phát triển kinh tế, giáo dục, số lượng nhân khẩu, tuổi tác, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa …
4) Thực tế khảo sát 773 biển hiệu cửa hàng trên địa bàn hai phường Hàng Đào, Hàng Gai cho thấy, tiếng nước ngoài đang chiếm lấn một tỉ lệ lớn trên các biển hiệu. Điều này phản ánh xu thế, tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế - văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội. Việc sử dụng đa ngữ trên biển hiệu cửa hàng,
5) Đặc điểm thành phần khách hàng tiềm năng và mặt hàng kinh doanh có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ trên biển hiệu cửa hàng. Những con phố buôn bán các mặt hàng, sản phẩm liên quan đến du lịch, lưu niệm, thời trang…, nơi có nhiều khách du lịch nướcngoài và là địa bàn qua lại của giới trẻ thủ đô, theo thống kê thì biển hiệu dùng ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn những phố còn lại.
6) Qua tìm hiểu thái độ người dân Hà Nội theo các nhóm nghề nghiệp, bước đầu có thể nhận xét: đa số người dân có quan tâm đến ngôn ngữ trên biển hiệu cửa hàng, và có tán thành với quy định của nhà nước về vấn đề này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ kết quả khảo sát, luận văn mong muốn góp một phần nhỏ hoàn thiện bức tranh mô tả cảnh quan ngôn ngữ chung của khu phố cổ Hà Nội. Qua đó thử đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : DO THI MAI PHUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02 October 1982 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV August 18, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: Application for extension (3 months).
7. Official thesis title: Characteristics of the names of shop signs in the area of Hang Dao, Hang Gai ward - Hoan Kiem district - Hanoi city
8. Major: Linguistics Code: 60 22 02 40
9. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Van Khang
10. Summary of the findings of the thesis:
1) The cause of renovation which our Party initiated, led and organized to perform over the past 30 years has got great achievements of historical significance and changed the face of the country in all aspects, especially import and economic growth. A market economy with competitive business is a driving force for growth. It can not ignore the role of advertising, a branding activity with a variety of means and types. Shop sign as a business message is not only purely informative, but is also an advertising appeal. Due to social openness and regular presence as a symbol of innovation, economic development, shop sign is an important component of the urban landscape introduced to the public, creating the language of the city.
2) The thesis applies the general theories of social linguistics, such as linguistic landscapes, language attitudes and research methods, sociological investigations to describe, analyze linguistic realities on the signboard of the shop based on documentary source is the whole picture of the shop sign in the area of Hang Dao, Hang Gai ward, Hoan Kiem district, Hanoi.
3) Linguistic landscape is the type of written text in public spaces in urban. Being a social-cultural entity, like entities constituting urban landscape such as architecture, inhabitants, ecology, this kind of writing is also part of urban landscape.
The shop sign system - a part of the linguistic landscape - is an indirect medium of communication in the urban environment. As a source of material for many linguistic and social problem, in Viet Nam, recently, the shop sign has gained a lot of attention in the field of language research, especially in urban social linguistics.
Language attitudes are an assessment of the value and behavioral tendency of a community or individual toward a language or a language phenomenon. It is shaped and influenced by many factors such as social status, cultural context, social relations, economic development, education, population, age, gender, occupation, educational level…
4) In fact, surveying 773 shop signs in Hang Dao and Hang Gai wards showed that foreign languages occupied a large percentage of signboards. This reflects the trend, the inevitable impact of the process of economic and cultural integration is happening more and more strongly in Vietnam, especially in large cities such as Hanoi capital. The use of multilingual on the shop sign, on the one hand expresses the positive aspects such as international, modern, prestige products, or satisfy customer tastes. Besides, the reverse side of it is the phenomenon of abuse of foreign languages in a rampant, ignorant ignorance of the role of Vietnamese, the risk of losing the national identity. This is the issue that needs attention from managers, researchers, and the voices of the whole society.
5) Characteristics of potential customers and business items affect the use of shop sign language. The streets selling travel-related products, souvenirs, fashion ..., where many foreign tourists and the intercourse of the youth of the capital, according to statistics, the foreign language signs occupy a higher proportion than the rest of the city.
6) By looking at the language attitudes of Hanoi people according to occupational groups, it is initially possible to comment: Most people are interested in the language on the shop sign, and have agreed with the regulations of the state in question this.
11. Applicability in practice: From the survey results, thesis wishes to contribute a small part to complete the picture depicting the linguistic landscape of Hanoi's Old Quarter. Then try to make some recommendations, in order to preserve the clarity of Vietnamese language, preserve national cultural identity in the context of integration, globalization today.
12. Further research directions, if any: No
13. Thesis-related publications: No
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn