TTLV: Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt

Thứ tư - 19/11/2014 02:37

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH TRANG          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/ 06/ 1985

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/ 12/ 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60 22 01 25

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Vũ Anh Tuấn – Trưởng bộ môn Văn học dân gian và Văn học trung đại Việt Nam – Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có).

- Luận văn nghiên cứu văn hóa ứng xử về tình yêu, hôn nhân đặc biệt là tình yêu, hôn nhân trong ca dao của người Việt bởi đó là vấn đề mang tính chất hiện sinh, đặt ra nhiều mối quan tâm trong cuộc sống thực tại. Những bài ca dao về tình yêu tự do, về quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, những bài ca dao đòi hỏi sự công bằng, chống áp bức bất công đều là những cách ứng xử rất khéo léo của người xưa để đòi quyền được cất lên tiếng nói của mình. Việc khảo sát những bài ca dao về tình yêu, hôn nhân sẽ giúp con người hiện tại khám phá được kho tàng ứng xử của người xưa trước những vấn đề của muôn đời. Đó cũng là một cách làm mang tính chất học thuật và vì học thuật.

- Luận văn đã thông qua quá trình khảo sát những bài ca dao để khám phá ra cái được phản ánh bên trong. Ca dao rất hay dùng cách nói ấn dụ, so sánh, hoán dụ, chơi chữ…, đặc biệt là ca dao về tình yêu. Điều này có được bởi thời xưa dưới ảnh hưởng của Nho giáo, tình yêu không được biểu lộ một cách trực tiếp mà bao giờ cũng được nói một cách ý nhị, khéo léo. Vì thế, đi sâu vào những bài ca dao về tình yêu, con người đương thời cũng học hỏi được những cách dùng từ, những cách đặt câu và những cách biểu đạt rất học thuật mà vẫn rất giản dị. Thêm nữa, ca dao tình yêu, hôn nhân của người Việt ở miền Nam và miền Bắc cũng không hoàn toàn giống nhau. Ở những lứa tuổi khác nhau, người ta cũng bày tỏ tình cảm theo những cách khác nhau. Vì thế, đọc ca dao chúng ta thêm hiểu những cách thức ứng xử và những nét đẹp văn hóa của từng vùng miền trong cả nước. Nhưng tựu chung lại, ca dao tình yêu hôn nhân dù ở vùng miền nào, lứa tuổi nào cũng là một kho tàng ứng xử của người thời xưa cần được nghiên cứu. Tất cả sẽ tái hiện lại được đời sống tinh thần của con người thời xưa.

- Luận văn góp phần bồi dưỡng giáo dục cho học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh THCS về cách thức ứng xử, bởi các em đang là lứa tuổi hình thành nhân cách. Việc nghiên cứu và tìm hiểu ứng xử trong ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu và hôn nhân sẽ giúp cho các em có được hiểu biết về cách ứng xử của người xưa. Từ đó, điều chỉnh được thái độ, hành vi cũng như cách ứng xử về tình yêu trong cuộc sống hiện đại.

- Công việc giảng dạy của giáo viên ở trường phổ thông đòi hỏi phải nắm vững kiến thức về ca dao, đặc biệt là kiến thức về tình yêu hôn nhân, để từ đó có cách cảm, cách nghĩ đúng đắn và định hướng được cho học sinh của mình. Mảng kiến thức về ca dao trong trường phổ thông cũng chiếm một khối lượng khá lớn. Do đó, luận văn giúp nâng cao nghiệp vụ và tầm bao quát kiến thức cho giáo viên.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy Văn học dân gian của giáo viên bộ môn Ngữ văn và giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : NGUYỄN THANH TRANG.             2. Sex: Female

3. Date of birth: 10 / 06/ 1985                              4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2797/2012/QD-XHNV-SDH    Dated 28/ 12/ 2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The Behavioural Culture of Love and Marriage in Vietnamese Folk Verses.

8. Major: Folk Literature                                      9. Code: 60 22 01 25

10. Supervisors: Prof. Dr. Vu Anh Tuan - Head of Vietnamese Folk Literature and Medieval Literature – Falculty of Philology – Hanoi National University of Education.

11. Summary of the findings of the thesis:

- The thesis studies the behavioural culture of love and marriage, especially love and marriage expressed in Vietnamese folk verses because this is an existential nature, posing a variety of concerns in our real life. Those folk verses about free love, the right to live of human beings, especially those of women’s; the folk verses which demand justice and struggle against oppression and injustice are very skillful behavior of the ancient people to claim their voices heard.

Conducting the survey on Vietnamese folk verses about love and marriage helps present people explore the treasure of ancient behavior toward forever problems. It is also an anonymous way for academic and scholarly purposes.

- Through the survey of popular Vietnamese folk verses about love and marriage, hidden messages have been discovered because metaphor, comparison, metonymy, and paronomasia are usually used, especially in folk verses about love. This is because in ancient times under the influence of Confucianism, love was not directly expressed, but was always said in a tactful and clever way. Therefore, studying deeper into the folk verses about love, contemporary people learn how to use words, sentences and expressions in an academic, but still very simple way.

Besides, folk verses about love and marriage of Vietnamese people in the South and those in the North are not quite the same. At different ages, people also expressed their feelings in different ways. Therefore, reading the folk verses helps us understand more about the behaviours and the cultural beauty of each region in our country. However, in general achievement, folk verses about love and marriage, whether in any public domain, of any age are still a treasure of ancient human behaviour that should be studied because they all reconstruct the spiritual life of the ancients.

- The thesis contributes to fostering education for high school students, especially junior high school students on how to behave because they are at the ages of forming their personalities. The study on the behaviour in Vietnamese folk verses, especially folk verses about love and marriage will help them get an understanding of the behaviour of the ancients, which in turn, helps to adjust their attitude, behavior and especially their behavior toward love in our modern life.

- More importantly, the work of teachers teaching at schools requires mastery of Vietnamese folk verses, especially knowledge about marital love. This will help them have a suitable feeling and right thinking, so that teachers can guide their students to follow appropriate directions. In addition, knowledge about Vietnamese folk verses in schools also makes up a significant proportion in that about literature; therefore, the thesis aids to improve professional and all-embracing knowledge for teachers.

12. Practical applicability, if any:

This thesis topic has practical implications for teaching folk literature of philological teachers and educating elegant civilized lifestyle for students in junior high school.

13. Further research directions, if any: None.

14. Thesis-related publications: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây