TTLV: Đô thị hóa và biến đổi không gian làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Thứ năm - 03/11/2016 21:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Ngô Thị Chang                   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/11/1991

4. Nơi sinh: Tân An - Nhật Quang - Phù Cừ - Hưng Yên.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đô thị hóa và biến đổi không gian làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội

8. Chuyên ngành: Nhân Học                    Mã số: 60.31.03.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

1/ Về cơ bản, nghiên cứu trường hợp làng Ngọc Than đã góp một cái nhìn rõ nét hơn, sống động hơn và đa chiều hơn về biến đổi không gian làng dưới tác động của đô thị hóa, bước đầu xây dựng và phân định hai hệ thống không gian chủ đạo trong làng xã Bắc Bộ bao gồm không gian công và không gian tư.

2/ Không gian làng Ngọc Than kể từ khi đô thị hóa xâm nhập đã có những biến đổi hết sức mạnh mẽ. Sự chuyển dịch chức năng, sự gia tăng thực hành tôn giáo trong các không gian công truyền thống như đình, chùa, điếm, văn từ,… sự biến mất của không gian mặt nước như ao, ngòi, giếng nước,… và sự xuất hiện các không gian công hiện đại, tất cả chứa đựng những tác động lớn đến sự vận hành của làng xã, của dòng họ, của gia đình, và của cá nhân. Dù mang tính ứng dụng cao nhưng với sự phát triển rầm rộ của các ngôi nhà tầng, không gian làng phần nào đã mất đi hồn cốt của một làng quê truyền thống với những “không gian cổ truyền”. Trải nghiệm của người dân, vì thế, diễn ra qua nhiều cung bậc khác nhau. Nắm bắt được tâm lý và trải nghiệm của họ, cũng giúp ta lý giải được phần nào sự biến đổi không gian gắn liền với lịch sử mỗi cá nhân.

3/ Đô thị hóa chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định phương thức thay thế không gian làng Ngọc Than trong xuyên suốt bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng phải khẳng định rằng, với tác động của đô thị hóa, sự biến đổi không gian mới thực sự mạnh mẽ và phức tạp với nhiều yếu tố tác động, từ yếu tố nội tại của cá nhân, của cộng đồng đến các yếu tố bên ngoài như chính sách nhà nước, các chương trình, dự án thực hiện tại địa phương.

4/ Qua đây, gợi mở những suy nghĩ nhận diện yếu tố truyền thống và hiện đại để có thể hướng đến những kiến giải phát triển đô thị hóa bền vững nông thôn Việt Nam, tiến đến hiện đại mà không đứt gãy với truyền thống quá khứ. Hay, nói như cố học giả Trần Đình Hượu, có thể đến hiện đại từ truyền thống.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

1, Ngô Thị Chang (2016), “Không gian công trong làng Việt truyền thống (nghiên cứu trường hợp làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội)”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 388, tr 9 - 11.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ngo Thi Chang                            2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/11/1991                              4. Place of  birth: Hung Yen

5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH, Dated: December, 31th, 2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University (Ha Noi).

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Urbanization and change spaces in Ngoc Than village, Ngoc My, Quoc Oai, Ha Noi.

8. Major: Anthropology                                     Code: 60.31.03.02

9. Supervisors: Associate Professor. Dr Nguyen Van Suu - University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

1/ Basically, case studies Ngoc Than village contributed a clearly look, more vivid and more multi-dimensional about change spaces of the village under the impact of urbanization, construction and initial delineation two major space systems in the northern village includes public space and private space.

2/ Since urbanization pervaded in Ngoc Than village’s Space, which has incredible change. Transformed Functional, the rise of religious practice in traditional spaces such as communal house, pagodas,... the disappearance of space as the water spaces such as ponds, wells, ... and the emergence of the modern public space, all of them contains impacts on the operation of the village, the parentage, the family, and the individual. Despite it has high applicability but with the develop of the building, the space of village is lost somewhat spirit of a traditional village with the "traditional space". Experience of the people, therefore, take place through many different levels. Grasp the psychological and their experience, also helps explain some of change spaces associated with each individual history.

3/ Urbanization just one of many determinants of alternative spaces in Ngoc Than village, in the context of history, politics, culture and society. But, must confirm that, with the impact of urbanization, space transformation is really strong and complex, with many influencing factors, from the internal factors of the individual, community to external factors as government policies, programs and projects carried out locally.

4/ Thence, suggesting the thought identify traditional elements and modern elements to be directed the interpretations development urbanization in rural Vietnam, go to the modern without fault with past traditions. As the late scholar said Tran Dinh Huou, can be to modern from traditional.

11. Practical applicability, if any:

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

1/ Ngo Thi Chang (2016), “The public space in traditional Vietnamese village (case studies Ngoc Than village, Ngoc My, Quoc Oai, Hanoi)”, Culture and Arts, No. 388, pp 9 - 11.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây