TTLV: Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông từ năm 2015 đến năm 2020

Thứ năm - 24/09/2020 04:44

1. Họ và tên học viên: Trương Thị Ánh Tuyết               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/08/1985

4. Nơi sinh: Thành phố Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV Ngày 04  tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông từ năm 2015 đến năm 2020

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 8310601.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Bách Hiếu  - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã làm rõ được cơ sở của việc Mỹ triển khai hoạt động bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể: Đã khái quát được các cơ sở về tập quán quốc tế và luật pháp quốc tế để các Tổng thống Mỹ chỉ đạo thực thi hoạt động bảo đảm tự do hàng hải trên biển; chỉ rõ các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc đề ra chính sách, quá trình triển khai và kết quả. Luận văn cũng chỉ ra tương đối rõ mục tiêu chiến lược, nội dung cơ bản của chính sách bảo đảm tự do hàng hải và các biện pháp triển khai của Mỹ ở Biển Đông.

Luận văn đã đánh giá tương đối toàn diện về quá trình triển khai hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, chỉ ra bối cảnh, mục tiêu, hoạt động thực thi cụ thể và kết quả trong mỗi giai đoạn, cụ thể là dưới thời Tổng thống Barack Obama và dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ngoài ra, Luận văn đã khái quát được tác động và phản ứng của một số quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực; đồng thời làm rõ tác động của việc Mỹ triển khai hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông đối với khu vực và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; đưa ra một số dự báo và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng quan hệ nước lớn ở khu vực và quốc tế, nhất là xu hướng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, thể hiện rõ qua các hoạt động can dự trên thực địa của Mỹ vào khu vực và phản ứng của Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động hòng kiểm soát toàn bộ Biển Đông, bất chấp sự gia tăng phản đối của Mỹ và cộng đồng quốc tế. Đồng thời, luận văn làm rõ được chủ trương, quan điểm và cách ứng xử của các nước liên quan trước các hoạt động can dự trên thực địa của Mỹ ở Biển Đông, tham vọng và cách hành xử của Trung Quốc, cũng như cách các nước xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Nhìn chung, do có mối liên hệ mật thiết với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nên các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực gắn liền với chiến lược của nước này đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các cơ quan nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam có thể tham khảo nội dung của Luận văn để có thêm một góc nhìn nhỏ về hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, tác động đến khu vực và Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Bản thân sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở các vùng biển khác trên thế giới và đề xuất đối sách của Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Truong Thi Anh Tuyet                          2. Sex: Female

3. Date of birth:  08/08/1985                                      4. Place of  birth: Thanh Hoa city

5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV  Dated: 04/12/2018

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: U.S’s freedom of navigation operations in the South China Sea from the year of 2015 to the year of 2020

8. Major: International relations                                     9. Code: 8310601.01

10. Supervisors: Dr. Tran Bach Hieu - University of Social Sciences and Humanities -Vietnam National University, Ha Noi

11. Summary of the findings of the thesis:

The dissertation points out the bases of the U.S’s freedom of navigation operations (FONOP) in the South China Sea, both in term of theory and practice. In details, it summarizes the matters of international practices and laws that encourage the U.S Presidents to order practicing FONOP in the sea; clarifies internal and external factors that influence on the policy, implementation process and results of the U.S FONOP. It also makes a rather clear picture about the U.S strategic goals and FONOP’s main activities, as well as U.S’s implementation measures in the South China Sea.

The disssetation brings about rather comprehensive assessments on the U.S FONOP’s implementation process in the South China Sea in period from the year of 2015 to the year of 2020, in which points out the context, targets, concrete activities and results in each period of time, including the time under President Barack Obama administration and under President Donald Trump. Besides, it generalizes effects on internal and external regional relevant countries and their reactions. It also contains assessments about U.S FONOP’s implications to the region and sovereignty conflict matter in the South China Sea, giving out some guess about the future and recommendations for Vietnam in the coming time.

The dissertation contributes to clarify clear situation of great powers relations in the region and as well as in international forum, notably the strategic competition between China and the U.S, reflecting by U.S’s intervention activities and China’s reactions, and China’s increasing activities aiming at controlling over the whole South China Sea region, regardless of anti movements by the U.S and international community. Simultaneously, the dessertation makes rather clear picture of relevant countries’ approachment to the U.S intervention activities in the South China Sea, China’s ambitions and its illegal manners to doctrine the South China Sea issues, as well as the ways that releavant countries manage relations with both great powers inluding the U.S and China. Generally, due to its close relationship with the sovereignty conflict matter in the South China Sea, U.S FONOP in the region has joint together with its Asia Pacific’s strategy and strategic competition with China.

12. Practical applicability: Vietnam’ research institues and universites can take references on the dissertation’s content, having one small viewing on the U.S FONOP in the South China Sea and its implications to Vietnam.

13. Further research directions: I will continue to make one more research on U.S FONOP in the world seas and recommend policies for Vietnam.

14. Thesis-related publications: No

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây