Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quốc Hoàng
2. Giới tính: nam
3. Ngày sinh: 26/01/1974
4. Nơi sinh: xã Hương Thủy, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Quyết định số 3094/QĐ-XHNV ngày 27/11/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đào tạo Thạc sĩ Tôn giáo học, đợt 2 năm 2017.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động giáo dục của Phật giáo (Bắc tông) ở tỉnh Kiên Giang hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra.
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng ứng dụng
9. Mã số: 60220309.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Hữu Thụ
Chức danh khoa học:
Học vị: Tiến sĩ; cơ quan công tác: bộ môn Tôn giáo học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết, không kể các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động giáo dục của Phật giáo và Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục của Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Luận văn làm rõ:
Phật giáo du nhập vào Việt Nam; Phật giáo đã không ngừng phát triển và hòa cùng dòng chảy văn hóa dân tộc, nhanh chóng thích nghi với phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống, tâm thức của người bản địa. Với bản chất tùy duyên, Phật giáo đã thâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam một cách tự nhiên.
Trong suốt hơn hai nghìn năm, kể từ khi đạo Phật truyền vào đất nước Việt Nam; Phật giáo nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống xã hội, mỗi hành động, mỗi ý tưởng sinh hoạt đời thường đều thấm nhuần Phật giáo trên mọi lĩnh vực như: văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống, giao tiếp, trách nhiệm, bổn phận con người trong cuộc sống. Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, ăn sâu trong tiềm thức của những người con đất Việt qua bao thế hệ.
Vì vậy, Phật giáo được xem là một tôn giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và có vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Trong các hoat động của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay thì không thể không kể đến hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục của Phật giáo bao gồm cả những hoạt động giáo dục bên trong nội bộ Giáo hội với hệ thống các trường đào tạo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng thông qua các hoạt động khác hướng ra bên ngoài xã hội để thực hiện hoạt động giáo dục của mình như: các hoạt động từ thiện, hoạt động từ thiện tại các cơ sở mầm non, tư thục, trường dạy nghề, giáo dưỡng…
Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX và hiện trạng để lại cho chúng ta những bài học quý trong quá trình xây dựng một nền giáo dục hiện đại, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay, một nền giáo dục của Phật giáo (Bắc tông) ở tỉnh Kiên Giang, được xã hội hóa cả bên trong nội bộ tổ chức Phật giáo và cả hoạt động hướng ra bên ngoài, hội nhập quốc tế trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển.
Mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của Giáo hội Phật giáo từ Trung ương đến cơ sở. Sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động giáo dục Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang, một chặng đường dài, đã có nhiều việc làm ý nghĩa để cùng chính quyền địa phương chăm lo tốt hơn công tác an sinh xã hội. Bước đầu công tác hoạt động giáo dục Phật giáo trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn.
Nhưng với sự hướng dẫn tận tình, sự giúp đỡ về mặt chủ trương, nên hoạt động giáo dục Phật giáo tỉnh, đã khắc phục được khó khăn, không ngại những công việc khó, quyết tâm của cả tập thể làm tốt công tác giáo dục của Phật giáo và công tác hướng ra bên ngoài làm thiện nguyện xã hội. Nhìn chung, công tác giáo dục đào tạo Tăng tài của Giáo hội Phật giáo Kiên Giang đã đạt nhiều thành tựu, không ngừng học hỏi, tìm tòi, tự mình khơi dậy, khai thác minh tuệ.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể trong hoạt động Phật sự đạt kết quả tốt. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang luôn phát huy tinh thần dân chủ, hòa hợp, đoàn kết nội bộ, đồng tâm hiệp lực, vận dụng trí tuệ tập thể. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo một cách tập trung, sâu sát và hiệu quả của Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự, Hòa thượng Phó Trưởng Ban Thường trực và các Hòa thượng đặc trách của các hệ phái, cũng như sự tham mưu trí tuệ, nhanh gọn giải quyết kịp thời và hiệu quả của Ban Thư ký Giáo hội.
Tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước các cấp, sự đồng tình ủng hộ của Tăng ni và Phật tử, từ đó mà hoàn thành mọi công tác Phật sự Giáo hội cấp trên giao phó. Các ban ngành trực thuộc và các Ban Trị sự Phật giáo huyện, thành phố luôn phấn đấu để hoàn thành công tác Phật sự, góp phần đạt được những thành tựu chung Phật sự của Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế như cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học chưa đảm bảo; đội ngũ giảng sư phương pháp sư phạm chưa phong phú; độ tuổi tăng sinh mỗi khóa không đồng đều, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài giảng.
Chương trình đào tạo Phật giáo hiện nay thiêng về đào tạo tri thức, chưa quan tâm tới việc tu tập tâm linh Phật pháp. Một bộ phận không nhỏ thường chú trọng bằng cấp, việc tu tập thực hành trang nghiêm đạo hạnh chưa được chú trọng; một phần có mối quan hệ xã hội thân tín, còn tùy thuộc vào vật chất. Làm mất đi hình ảnh tâm tịnh, trang nghiêm của một vị thầy, làm mờ nhạt tính khiêm nhường Phật giáo, gây ảnh hưởng không nhỏ cho Giáo hội Phật giáo nói chung.
Tăng ni trẻ có nhiều bằng cấp, trình độ cao khá nhiều, nhưng chất trí tuệ Phật giáo, chất đạo hạnh trang nghiêm, tinh thần dấn thân vô úy của nhà Phật chưa tương xứng với bằng cấp đã có. Có chưa nhiều điển hình Tăng ni trẻ dấn thân nơi gian khó; chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến mặt được và chưa được trong Giáo hội Phật giáo; để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục của Phật giáo và ý nghĩa của hoạt động giáo dục này. Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu hoạt động giáo dục của Phật giáo ở Kiên Giang hiện nay. Vận dụng hoạt động giáo dục của Phật giáo vào giáo dục nói chung ở Kiên Giang. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn học liên quan đến hoạt động giáo dục của Phật giáo trong đạo đức, lối sống, giao tiếp... Đề tài khái quát nguồn gốc của giáo dục đó là dạy, sự rèn luyện tinh thần nhằm phát triển trí thức và huấn luyện tình cảm đạo đức. Sự dạy dỗ, truyền thọ, đào luyện làm cho con người tiếp nhận sự giáo dục được mở man trí tuệ, đức hạnh.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu, mở rộng đề tài: “Hoạt động giáo dục của Phật giáo (Bắc tông) ở đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp ba tỉnh: Kiên Giang, Long An, Tiền Giang): Thực trạng và những vấn đề đặt ra”.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ABOUT THE DOCTOR DISCUSSION
1. Full name: Nguyen Quoc Hoang
2. Gender: male
3. Date of birth: January 26, 1974
4. Place of birth: Huong Thuy commune, Phong Dien district, Thua Thien Hue province
5. Admission decision number: 3094/QĐ-XHNV dated November 27, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No.
7. Official thesis title: Now active of education Buddhism (Northern tribe) Kien Giang province: real situation and frequently asked questions problem.
8. Major: Applied-oriented religion
9. Code: 60220309.
10. Scientific instructor: Dr. Nguyen Huu Thu
Scientific title:
Doctor degree; Working agency: religion subject, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the results of the thesis:
The structure of the thesis consists of 2 chapters, 5 periods, excluding the Introduction, Conclusion, List of references, Appendix.
Chapter 1: Overview active education of Buddhism and Buddhism Kien Giang province.
Chapter 2: Now real situation active education Buddhism and Buddhism Kien Giang province.
Thereby clarifying:
Buddhism is import get into Vietnam; Buddhism has been on the continuous development and together stream flow ethnic culture, habits quickly, custom, belief traditional, mind inner feeling of humans native. There is essence charm option, Buddhism has been penetrate deep into life Vietnam, it is the nature order. During there are two thousand and more it has been religion is Buddhism infuses nation Vietnam. Buddhism is quickly to intergrate in the society, to each action and ideas, action real life situation to be imbrued Buddhism in all fields: culture, society, moral, way of life, communication, responsibility, civic duties to life in our national history. Buddhism the left distinct vestiges in nation history, are deeply ingrained of child nation Vietnam over generation.
For that reason, Buddhism to be regarded as tradition religion entertain an attachment for native has been existing for a long time have got important role in your life native Vietnam. Nowaday may be a part of activities of Buddhism in society Vietnam, is not going to away obviously education active. Education active of Buddhism conclusion all the action with an internal religion with vocational system such as intermediate, university and college, post graduate and master education, doctor Buddhology. Beside, Buddhism passed the inspection and other activities of outer society so that education such as: more action magnetic declination grassroots and pre-school, private school, vocational training, to teach and bring up.
Buddhism of Vietnam century XX and actual state lead them to us learned valuable lessons has got fully aquipped with facilities, has started up in the process of construction, possessing education modern, quality of human resource is now, so that requirements of the country’s has got education of Buddhism (North tribe) of Kien Giang province within the organisation cribe set Buddhism and in the outside activities, its overall development in the years the ahead.
Target this is an excidingly exacting work Buddhism from central to grassoots levels. Activities education of Buddhism Kien Giang province. Attention from a wide arangr obilateral Republican Party, The Vietnam Fatherland from and its member organisation Buddhism of Kien Giang province. But thanks for dedicated guidance help about to lay down as a policy so that activities education of Buddhism mastered it diffuculties spare no effort determinated made a resoursion to go to education of Buddhism and turn outwards volunteers social workers. Overview, education Buddhism students Buddhism of Kien Giang province positily with great achivements do not stop learning, research, stir up memories exploitation intelligenment.
Your prompt attention to this master centrak Buddhism Vietnam to the deparments cerned cabinet ministries and member of branches sociopoliteal organisation so that best to get good result Buddhism of Kien Giang province developing deomocracy keeping unity demestic to combine forces apply effort the solve them with collective wisdon it also enphasizes the centralized leadership of the Party to keep. Beside the close eyes on the situation result Buddhism monk deputy head of and many Buddhism monk apoint special agents also to ask a counsellor intelligence fast to solve atimely decision secretares.
Has assidously cuttivivated the support received the sympathetic support students from that point put the cope – stone to our work Buddhism edinate with other ministries, branch and central agencies and mayny branch Buddhism district always strive for mastery put the cope – stone to our work Buddhism many achivement general Buddhism of Kien Giang province.
Process has occuried alongside, there always remain restriction on immigration. Improve the thesis is teaching material and the quality of teaching material, espread the lesson quickly eppropriate team of other software professor pedagogseal method plentyfull, the average age each course do not uniform so that effect acquires the lesson quickly. Now program to train Buddhism slanting to train knowledge do not take care post thumous earning it depends on in your material realding could not ignore has not received adequate attention have a close relationship supplement meagre effect do not big Buddhism general. Young students have got professor high level many but intellesstual to lead a piouslife launch put into the sea out life is not comnensurate with the potenotal diploma have not got typecal race young students launch out into life difficult, are not really confident do not take timely measure.
12. Practical applicability
Research fot the thesis clarify many basic problem at activities education of Buddhism and meaningfull it. The thesis to do with it now to do understand activities education of Buddhism now. Make use activities education Buddhism of Kien Giang general. May be used to documents complete reference research many subject relation activities education moral, lifely, communication… The thesis general of education training for evidence knowlegde and training sentiment moral teaching, will be to make adult education more accessible to absorb education open mind us knowlegde.
13. Further research directions:
Research open the thesis: Now activities education of Buddhism (North tribe) at the Mekong Delta excluding (Kien Giang, Long An, Tien Giang): real situation and frequently asked questions problem
14. Published works related to the thesis: No.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn