TTLV: Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình trong các gia đình hỗn hợp Việt – Lào tại thủ đô Viêng Chăn

Thứ tư - 18/03/2020 23:34

1. Họ và tên học viên: ViengThong MANOTHAM.

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh:   20 – 05 – 1986.

4. Nơi sinh:  Thủ đô Viêng Chăn.

5. Quyết định công nhận học viên số: 2872 /QĐ- ĐTngày 03 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:Không.

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình trong các gia đình hỗn hợp Việt – Lào tại thủ đô Viêng Chăn.

8. Chuyên ngành:Nhân học Mã số:  60310302

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Nguyễn Trường Giang, Khoa Nhân Học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trước hết, trên cơ sở nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của Lào trong truyền thống, tiến hành đối sánh với những giá trị hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt – Lào ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, Luận văn này đã làm rõ những sự biến đổi trong hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt – Lào so với gia đình Lào truyền thốngnhư quan niệm hôn nhân và các nguyên tắc kết hôn, các nghi lễ trong hôn nhân (gồm nghi lễ hỏi tuổi, lễ ăn hỏi, lễ cưới) cũng như sự biến đổi trong văn gia đình (gồm mối quan hệ giữa gia đình, họ tộc; ứng xử trong gia đình, vai trò của người vợ, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em;...).

Thứ hai, luận văn đã chỉ ra những những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và những xu hướng trong quan hệ hôn nhân và gia đình hỗn hợp của người Việt – người Lào tại Thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra một số khó khăn do sự khác biệt về phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, sự khác biệt về ngôn ngữ, khó khăn từ khoảng cách địa lý, khó khăn từ chính sách pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều này dẫn tới nhiều bất đồng trong tiếp biến văn hóa và tạo ra nhiều thách thức trong việc sử dụng ngôn ngữ trong gia đình hỗn hợp dân tộc và việc lựa chọn thành phần dân tộc trong gia đình hỗn hợp dân tộc;việc thay đổi bản sắc và ý thức dân tộc.

Trên cơ sở đó, luận văn đã kiến nghị nội dung, giải pháp hoạch định chính sách “mở”, tạo điều kiện phát triển hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt – Lào, nhằm phát huy các giá trị văn hóa hôn nhân và gia đình của người Việt – người Lào tại Thủ đô Viêng Chăn trong việc xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc.

11. Khả năng ứng dụng trongthực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về thực trạng hôn nhân và gia đình hỗn hợp của người Việt – Lào, cung cấp luận cứ khoa học cho nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng người Việt tại Lào, hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với các gia đình hỗn hợp Việt – Lào nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Việt Nam, các bộ tộc Lào, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.

12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (Không có)

                                                                         INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: ViengThong MANOTHAM

2. Sex:  Female.

3. Date of birth: 20 – 05 – 1986.

4. Place ofbirth: Vientiane capital.

5. Student Accreditation Decision No. 2872 /QD- DT November 3rd, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None.

7. Official thesis title: Characteristics of marriage and family life in Vietnamese - Laotians mixed families in Vientiane capital.

8. Major:Anthropology       Code: 60310302

9. Supervisor: Asso.Prof. Dr. Nguyen Truong Giang, Department of Anthropology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

Firstly, based on the research of the marriage and family of Laos in the tradition, conducting comparison with the values ​​of marriage and mixed family of Vietnamese - Laotians in the current of Vientiane capital, this thesis has tried to clarify changes in marriage and mixed family of Vietnamese - Laotians compared to traditional Laotian families notions of marriage and the principles of marriage, the ritual of marriage (including ritual asked old, engagement ceremony, wedding) as well as variations in cultural family (including relationships between families, clans; conduct in the family, the role of the wife, the relationship between parents and children, between siblings;...).

Secondly, the thesis investigates the factors that directly and indirectly affect the change and trends in the marriage and relationship of mixed family of Vietnamese - Laotians in Vientiane capital. At the same time, the thesis also pointed out some difficulties due to differences in customs, lifestyles, beliefs, religion, differences in language, the difficulty of geographical distance, difficult from the legislation governing marital relations and family. This led to many disagreements in acculturation and created many challenges in the use of language in an ethnic stepfamily and selecting the ethnic composition of the mixed ethnic family; changing identity and national consciousness.

On that basis, the thesis proposed the contents and solutions of "open" policymaking, facilitating the development of marriage and mixed families of Vietnamese - Laotians, in order to promote the values ​​of marriage and family culture. The Vietnamese-Laotian mixed family in Vientiane capital in building cultural life, preserving and promoting the fine traditional values ​​of each nation.

11. Practical applicability, if any:

This research contributes to systematically documenting the situation of marriage and mixed families of Vietnamese - Laotians, providing scientific arguments for in-depth study of the Vietnamese community. in Lao PDR, formulating policies, state management and building a cultural life for mixed families of Vietnamese - Laotians to improve the material and spiritual life of the people of the ethnic groups of Vietnamese, Laotian tribes, strengthening cultural exchanges between the two peoples.

12. Thesis-related publications: (None).

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây