TTLV: Tác động của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam

Thứ hai - 23/03/2020 03:21

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung.                       2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 02/10/1988.

4. Nơi sinh: xã Phương Khoan, Sông Lô, Vĩnh Phúc.

5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: Tác động của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đối với khu vực và Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ;         Mã số: 8310601.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh - Phòng Khoa học Quân sự/Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã làm rõ được cơ sở hình thành Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Cụ thể: Đã khái quát được sự ra đời và phát triển của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chỉ rõ các nhân tố nội sinh, ngoại sinh có tác động ảnh hưởng đến sự hình thành của Chiến lược. Trong đó, Luận văn chỉ ra tương đối rõ mục tiêu chiến lược, nội dung cơ bản của chiến lược và biện pháp triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, phản ứng và cách tiếp cận của một số quốc gia; cũng như tác động của chiến lược đến khu vực và Việt Nam; đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.

Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng quan hệ nước lớn ở khu vực và quốc tế, nhất là xu hướng cạnh tranh chiến lược do Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy, thể hiện rõ qua Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ và Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Đồng thời, làm rõ được lợi ích và mục đích của mỗi nước trong “Bộ tứ” và một số nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều đáng lưu ý là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn đang trong quá trình triển khai, chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, có thể thấy rõ mục tiêu chiến lược của Mỹ là muốn khẳng định vị thế của mình ở khu vực, kiềm chế Trung Quốc và lôi kéo nhiều nhất có thể các nước tham gia vào chiến lược này của Mỹ. Như vậy, dù muốn hay không các quốc gia trong khu vực vẫn sẽ chịu tác động ảnh hưởng từ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, nhất là đặt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

Luận văn cũng đã đánh giá toàn diện về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ trong quá trình hình thành và triển khai ở giai đoạn đầu; chỉ ra mục tiêu, nội dung, biện pháp triển khai chiến lược của Mỹ, cũng như quan điểm, phản ứng của một số nước có liên quan trong khu vực; đồng thời, làm rõ tác động của Chiến lược đối với khu vực và Việt Nam; đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam có thể tham khảo nội dung của Luận văn để có thêm một góc nhìn nhỏ về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, tác động đến khu vực và Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Bản thân sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ trong thời gian tới và đề xuất các đối sách của Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

                                                                        INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hong Nhung                2. Sex: Female.

3. Date of birth: 02/10/1988.

4. Place of birth: Phuong Khoan, Song Lo, Vinh Phuc

5. Admission decision number: 1765/2018/QĐ-XHNV dated June 28, 2018, decided by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: Impacts of the US’s Indo-Pacific Strategy on the region and Vietnam.

8. Major: International Studies; Code: 8310601.01

9. Supervisor: Nguyen Thanh Minh, PhD – Department of Military Science, Coast Guard Headquarters.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has clarified the basis on which the US’s Indian-Pacific Strategy is established. More specifically, the thesis briefly introduces the source and evolution of the Indo-Pacific Strategy, and points out the endogenous and exogenous factors affecting the formation of the Strategy. The strategic objectives, basic contents and approach to implement the strategy are also presented in a clear manner. Besides, the reactions and approaches of some countries to the strategy, as well as the impacts of the strategy on the region and Vietnam are mentioned. Finally, some recommendations for Vietnam are also given in this thesis.

The thesis makes a contribution to clarifying the reality of  major - power ties on a regional and global scale, especially, the trend toward strategic competition driven by the US and China with the Indo-Pacific Strategy and the “One Belt, One Road” Initiative respectively. At the same time, the thesis points out the benefits and objectives of countries in “Big Four” as well as others relevant in the Indo-Pacific region. It should be keep in mind that the Indo – Pacific Strategy is still underway, not on the way to concluding soon. However, it is clear to see the US’s strategic goal is to assert its position in the region, restrain China and lure as many countries as possible into the plan. Thus, countries in the region, like it or not, are likely to be impacted by the Indo-Pacific Strategy given its fierce contest with China’s “One Belt, One Road” Initiative.

The thesis also gives a comprehensive evaluation of the US’s Indo-Pacific Strategy, which is currently under construction and maiden implementation; points out the objectives, contents, implementing method, as well as the attitudes and responses of some relevant countries in the region to the strategy. Moreover, the impacts of the strategy on the region and Viet Nam and recommendations for Viet Nam in the time to come are also mentioned in the thesis.

11. Practical applicability: The thesis can serve as a reference for the Party and State’s agencies, research institutes, and universities in Viet Nam look insight the US’s Indo-Pacific Strategy and its impacts on the region as a whole and Viet Nam in particularly.

12. Further research directions: The researcher will continue carrying out further research on the US’s Indo-Pacific Strategy in the future, through which policy recommendations for Vietnam will be made.

13. Thesis-related publications: No.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây