TTLV: Tác động của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương

Thứ ba - 28/10/2014 23:18

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Kim Anh       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/04/1989                                      4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tác động của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương

8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đình Tấn, hiện công tác tại: Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

   Đề tài “Tác động của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương là một đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh di cư nông thôn – đô thị diễn ra khá phổ biến, và là một kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước. Với phạm vi nghiên cứu trong một xã của một tỉnh bằng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và ứng dụng các lý thuyết nghiên cứu về di cư, đề tài đã đưa ra một số kết luận như sau

Một là, đề tài đã mô tả được thực trạng di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Đến thời điểm nghiên cứu, các hộ gia đình có người di cư đến đô thị thuộc loại gia đình mở rộng chiếm tỉ lệ cao. Cơ cấu giới tính của các hộ gia đình khá tương ứng với cơ cấu giới tính hiện nay của dân số cả nước nói chung. Về đặc trưng kinh tế - xã hội của gia đình có người di cư: trong số các hộ gia đình được khảo sát, tỷ lệ người phụ thuộc vào lao động chính trong gia đình khá cao, trung bình cứ một người lao động phải gánh thêm gần 1 người phụ thuộc. Nguồn thu nhập của gia đình có người di cư khá phong phú, tuy nhiên nghề nghiệp chính là nông nghiệp Thu nhập của hộ gia đình có người di cư nhìn chung khá ôn định và đảm bảo được các nhu cầu tối thiểu của đời sống gia đình Các điều kiện về đất đai, nước sinh hoạt và nhà ở cũng được xem xét đến trong luận văn. Tuy nhiên quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp tương đối nhiều để chuyển thành đất thổ cư hoặc được sử dụng vào những mục đích khác. Tỷ lệ người di cư là nam giới ở địa bàn nghiên cứu nhiều hơn nữ giới, và chủ yếu trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Trình độ học vấn của người di cư cũng có sự khác biệt, và  người di cư càng trẻ thì có trình độ học vấn càng cao. Thời gian về thăm gia đình của người di cư cũng có sự khác biệt về độ tuổi và giới tính. Nữ giới có tần suất về thăm gia đình thường xuyên hơn nam giới và độ tuổi càng cao thì tần sất về thăm gia đình càng thường xuyên hơn.

Hai là, động cơ di cư của người di cư cũng khá đa dạng, trong đó chủ yếu là động cơ kinh tế.

Ba là, luận văn cũng đã chỉ ra một số tác động của di cư mùa vụ nông thôn đến đời sống gia đình nông thôn trên các phương diện như: đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống giáo dục, y tế, chính trị, xã hội. Cụ thể, di cư mùa vụ nông thôn đô thị đã góp phần làm phát triển, nâng cao đời sống kinh tế của hộ gia đình nông thôn nói riêng và tình hình kinh tế địa phương nói chung. Từ đó, cũng góp phần cải thiên đời sống văn hóa, tinh thần, giáo dục, y tế và chính trị. Các kết quả điều tra của luận văn đã chỉ ra rằng, nhờ có di cư mùa vụ, đời sống văn hóa, tinh thần của gia đình người di cư được cải thiện hơn, cơ hội và khả năng tiếp cận đến các dich vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục cho con cái và các dịch vụ y tế cao hơn. Tuy nhiên, di cư mùa vụ cũng dẫn đến một số sự thay đổi trong đời sống gia đình nông thôn, nhất là việc phân công lao động trong gia đình, cũng như sự tham gia của gia đình người nông thôn vào đời sống xã hội, chính trị ở địa phương.

Bốn là, luận văn đã đưa ra những khuyến nghị về giải pháp đê quản lý di cư mùa vụ nông thôn – đô thị hiệu quả, giảm các tác động tiêu cực đến đời sống gia đình nông thôn, giúp địa phương phát triển bền vững về mọi mặt từ chính sự phát triển bền vững của mỗi gia đình

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Đề tài có tính ứng dụng trong thực tiễn cao và có khả năng áp dụng nghiên cứu ở những địa bàn khác trong nước. Đặc biệt trong việc phân tích các tác động (làm thay đổi, có tác động âm tính, dương tính hay ngoại biên) của di cư mùa vụ nông thôn đô thị đến đời sống gia đình nông thôn. Từ đó, đóng góp những giải pháp trong việc quản lý và hoạch định di cư nông thôn – đô thị một cách hiệu quả.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Kim Anh ..................  2. Sex: Female

3. Date of birth: 06/04/1989 4. Place of birth: Hai Duong

5. Admission decision number: 1936/2011QĐ-XHNV-SDH Dated 10/10/2011

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Impacts of seasonal rural – urban migration on family’s life in rural area in Cam Van commune – Cam Giang district – Hai Duong province

8. Major: Sociology      9. Code: 60 31 03 01

9. Supervisors: Pr. PhD. Nguyen Dinh Tan, Institute of Sociology, National Ho Chi Minh Academy of Politic and Public Administration.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis “Impacts of seasonal rural – urban migration on rural families’ lives in Cam Van commune, Cam Giang district, Hai Duong province” has conducted in the context of the fact that rural – urban migration is a popular phenomenon and is a result of the nation’s industrialization and urbanization. In its scale of research and by applying sociological methods and theories, the thesis has dedicated the key findings as below:

Firstly, the thesis has described the status of seasonal rural – urban migration of Cam Van commune, Cam Giang, Hai Duong. By the time of the study, most of the households are extended families. The sex composition of households is corresponding to the current sex composition of Vietnam’s population in general. In term of socio-economic figures of migrators’ families: the rate of depended members is high, on average a worker has to maintain a depended member. Sources of income of migrators’ families is plentiful, however, agriculture is the main occupation. Generally, their incomes are quite stable and guarantee the minimum needs of the family life. The conditions of land, water and housing are considered in the thesis, the results of the survey show that more than 90% of households have access to clean water so far, however, agricultural land is relatively reduce to be used as settlements or for other purposes. In the study area the rate of migrators are men more than women, and mostly between the ages of 25 and 35 years old. The education level of migrators is also different, and the migrators, who are younger, they have higher level. Times to visit the families of migrators  also have differences in age and sex. The frequency to visit the families of women is higher than men and the older migrators visit more frequently.

Secondly, the purpose of migration is also quite diverse, mostly economic purpose.

Thirdly, the thesis also indicated some impacts of seasonal rural migration on rural families’ life on aspects such as: economic, cultural, educational life, health, politics, society. Specifically, the seasonal rural – urban migration has contributed to the development, improved the economic life of rural households in particular and the local economy in general. Then also contributed to improving the cultural, spiritual life, education, health and politics. The investigation results of the thesis have shown that, thanks to seasonal migration, the cultural and spiritual life of migrators’ family were improved, they have opportunities to access to social services, especially, education for children and higher health services. However, seasonal migration has also led to some changes in the lives of rural family, especially the division of labor in the family, as well as the participation of rural families in social political life in local.

Fourthly, the thesis gave out some recommendations on solutions to effectively manage seasonal rural – urban migration, to reduce the negative impact on the lives of rural family, help the local have the sustainable development in all aspects, which from the sustainable development of each family.

11. Practical applicability: The topic has the high applicability in reality and potentially applicable to research in other areas of the country. Especially in the analysis of the impact of seasonal on rural families’ lives. So, contribute the solution to effectively manage and plan rural – urban migration.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây