TTLV: Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ của học viên Lào học tiếng Việt (tại Đoàn 871 – TCCT)

Thứ hai - 21/03/2016 00:01

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hứa Thị Chính                            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/07/1979

4. Nơi sinh: Thị trấn Tân Bình – Yên Sơn – Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ–XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian bảo vệ luận văn 6 tháng (từ tháng 1-6/2016 để hoàn thành chứng chỉ B1 tiếng Anh).

7. Tên đề tài luận văn: Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ của học viên Lào học tiếng Việt (tại Đoàn 871 – TCCT)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                             Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương - Viện Ngôn ngữ

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong quá trình khảo sát số liệu để tiến hành làm đề tài, chúng tôi nhận thấy, hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen đã cung cấp đủ dữ  liệu để có thể phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nên trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không nghiên cứu một số hành vi ngôn ngữ mà chỉ tập trung nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen.

Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Luận văn đưa ra các cách thức khen cũng như mô hình, cấu trúc của lời khen trực tiếp và lời khen gián tiếp của người Việt và của Học viên Quân sự Lào (qua kết quả khảo sát). Các lỗi xuất hiện ở hành vi khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào là các lỗi dụng học, lỗi từ vựng và lỗi ngữ pháp.  Ở lỗi dụng học, lỗi dùng trộn lẫn “cách nói ngụ ý, ẩn dụ” với “cách thức hỏi để khen”, lỗi dùng trộn lẫn “cách thức khen trần thuật” với “cách thức hỏi để khen” và lỗi dùng sai “cách thức khen của hành vi giả định, ước mong” trong lời khen trực tiếp và gián tiếp là những loại lỗi mà người học mắc nhiều hơn cả. Nguyên nhân mắc lỗi do người học chưa nắm vững các cách thức khen trong tiếng Việt nên đã dẫn đến việc sử dụng lẫn lộn, dùng sai cách thức khen dẫn đến hành vi khen không đạt được như ý muốn. Các lỗi sai ở hành vi khen là các lỗi giao thoa và lỗi tự ngữ đích.

Chương 3: Luận văn đã đưa ra các cách thức và cấu trúc tiếp nhận hành vi khen của người Việt và của Học viên Quân sự Lào. Trong đó, cách thức tiếp nhận hành vi khen của người Việt là 8 cách thức; cách thức tiếp nhận hành vi khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào (qua kết quả khảo sát) là 7 cách thức. Cấu trúc tiếp nhận hành vi khen trong tiếng Việt là 10 cấu trúc, còn cấu trúc tiếp nhận hành vi khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào (qua kết quả khảo sát) là 8 cấu trúc. Trong đó, cách thức tiếp nhận hành vi khen của người Lào không thấy xuất hiện “cách thức tiếp nhận bằng không hồi đáp vào nội dung khen”. Và cấu trúc tiếp nhận hành vi khen của học viên Lào không có“cấu trúc lảng sang chuyện khác và cấu trúc im lặng”.  Cũng như các lỗi ở hành vi khen của Học viên Lào, lỗi ở hành vi tiếp nhận lời khen mà luận văn thu được là lỗi dụng học, lỗi từ vựng và lỗi ngữ pháp. Hai loại lỗi mà học viên mắc nhiều hơn cả là: Lỗi dùng kết hợp “khẳng định” và “phủ định” trong cùng hành vi hồi đáp và  lỗi dùng “cách thức nói giảm” và “cách thức khẳng định” trong cùng hành vi hồi đáp. Nguyên nhân mắc lỗi do người học chưa nắm chắc các cách thức tiếp nhận hành vi khen trong tiếng Việt nên dẫn đến việc kết hợp các cách thức cũng như các cấu trúc không đồng nhất trong lời tiếp nhận. Các lỗi sai ở hành vi tiếp nhận lời khen của HVQSL cũng giống như các lỗi ở hành vi khen là lỗi giao thoa và lỗi tự ngữ đích.

Cái mới của đề tài là nghiên cứu vấn đề về hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen qua đối tượng cụ thể là Học viên quân sự Lào đang học tiếng Việt trong môi trường quân đội (Đoàn 871 –Tổng cục Chính trị). Đây là môi trường có tính chất đặc thù đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ đắc ngôn ngữ đích của học viên.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:  

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu thiết thực đối với giáo viên, giúp cho việc nâng cao chất lượng học tiếng Việt của người nước ngoài nói chung và của HVQSL nói riêng tại Đoàn 871; đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy được những nét tinh tế thể hiện bản sắc ngôn ngữ - văn hóa riêng, khá độc đáo trong giao tiếp, ứng xử của người Việt, làm nổi bật cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc trước sự cảm nhận của các bạn Học viên Lào cũng như của người nước ngoài khi học tập, tiếp xúc với tiếng Việt.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hua Thi Ching                              2. Sex: Female

3. Date of birth: July 23, 1979                           4. Place of birth: Tan Binh town, Yen Son, TuyenQuang

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ–XHNV–SĐH, dated: 30/12/2013 issued by Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: Extension of period for thesis defence by 6 months (from 01/2016 to 06/2016 to achieve B1 Certificate for English skill)

7. Official thesis title: Error using some behavioral language Lao Students learn Vietnamese (at Unit 871 - General Political Department of the People's Army)

8. Major: Linguistics                                         Code: 60.22.02.40

9.. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vu ThiThanhHuong - Institute of Linguistics

10. Summary of the findings of the thesis:

In the course of the survey data to conduct project work, we found, acts and receiving commendation compliment behavior has provided enough data to be able to serve the research process. So within this thesis, we have not studied some language behavior research focuses acts and receiving commendation compliment behavior.

The thesis comprises of 03 chapters:

Chapter 1: Foundation

Chapter 2: In the thesis, the author expresses the manner, model and structure of direct or indirect compliments given by Vietnamese people and Laotian military students (on the basis of survey results). Faults in praises in Vietnamese language of Laotian military students are pragmatic, lexical and grammatical mistakes. For pragmatic faults, mixed use between “metaphoric expression”and “interrogation for commendation”, between “explicit compliment” and “interrogation for commendation” as well as wrong use of “compliment for expectation” in direct or indirect praise are popular. They result from unsolid knowledge about use of compliment in Vietnamese language called interlingual error and intralingual errors.

Chapter 3: The thesis has released structures and methods of commendation receipt of Vietnamese people and of Laotian military students. In which, the number of methods of commendation receipt of Vietnamese people is 8; and the number of methods of commendation receipt in Vietnamese of Laos military students (on the basis of survey results) is 7. Commendation receipt of Vietnamese people and receipt of compliment in Vietnamese language of Laotian Military Students consists of 10 structures and 8 structures, respectively. In which, the methods of Commendation receipt of Laos people is not included “Receiving commendation by not responding tocompliments”, and structure of Commendation receipt of Laos students is not included “the structure of diverting the conversation and structure of silence”. Like errors of commendation behavior of Laotian students, the errors of commendation receipt that the thesis has collected include pragmatics errors, vocabulary errors and grammar errors. Two errors that students made more than all others are combination of “affirmative” and “Negative” sentences in one response, and errors of using “euphemismand “Affirmation” in one response. Errors result from student’s misunderstanding methods of commendation receipt in Vietnamese, thus they often combine inconsistent methods and structures in their response. Errors of commendation receipt of Laos Military Students are also the same as those of commendation behavior, interlingual error and intralingual errors.

The new things of the research into commendation behavior and commendation receipt via Laos Military Students who are learning Vietnamese in Army environment (Unit 871 - General Political Department of the People's Army of Vietnam).  The author finds out vocabulary errors, grammar errors and pragmatics errors by comparing to Vietnamese structure model in order to find the errors of commendation behavior and commendation receipt.

11. Applicability in practice:

Findings of the thesis will become practical materials to students which assists in improving  Vietnamese learning quality of foreigners in general and of the Laotian Military Students in particular in the Unit 871; and the research also presents fineness which shows special and unique language – cultural identities during communicating and behaving of Vietnamese people, highlightings good points of Vietnamese language through perception of the Laotian students as well as foreigners during learning and contacting with Vietnamese.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây