TTLV: Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu

Thứ ba - 13/05/2014 03:49

1. Họ và tên học viên: Bùi Anh Chưởng

2. Giới tính: Nam 

3. Ngày sinh: 29/11/1988 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo : không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu

8. Chuyên ngành : Hán Nôm 9. Mã số : 60 22 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn :

Xác định, phân loại các hệ văn bản Tính lý tiết yếu ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện thông tin Khoa học Xã hội. Mô tả diễn biến của các hệ bản.

Nghiên cứu về hiện tượng “tiết yếu” – một cách tiếp nhận kinh điển Nho học Trung Quốc tại Việt Nam, đồng thời cũng là sự diễn giải tự thân kinh điển Nho học của nhà nho Việt Nam -  trong trường hợp của Tính lý tiết yếu của Bùi Huy Bích. Các dạng thức “tiết yếu” trong Tính lý tiết yếu, những phần được giữ, bị lược bỏ của Tính lý đại toàn trong Tính lý tiết yếu. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn : Luận văn đóng góp cho việc nghiên cứu sự giao lưu học thuật, sự trao đổi, tiếp thu sách vở, kinh điển Nho gia thời phong kiến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tiếp nối các nghiên cứu đi trước, luận văn cũng góp phần nghiên cứu cách nhìn nhận của cá nhân danh nho Bùi Huy Bích với trường hợp Tính lý đại toàn nói riêng và với hệ sách “đại toàn” nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo : 

Nghiên cứu so sánh về sự tiếp nhận kinh điển Nho gia Trung Quốc của các nước trong vành đai ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Nghiên cứu về thuyên thích kinh điển, sách vở Nho gia Trung Quốc của nhà nho Việt Nam. 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Bùi Anh Chưởng 2. Sex : Male

3. Date of birth : November 29, 1988 4. Place of birth : Hanoi

5. Admission decision number : No.1883/2010, October 21, 2010, decision of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam Nation University, Hanoi.

6. Changes in academic process : None

7. Official thesis title : A Research on the Extracted gist of Xing li da quan

8. Major : Sino – Nom 9. Code : 602240

10. Supervisors : Ass Pro. Dr. Nguyễn Kim Sơn

11. Summary of the findings of the thesis :

The thesis identifies, categorizes document systems  of the Extracted gist of Xing li da quan saved in National library of Vietnam, The library of the Institute of Hannom Studies, and the Institute of Social Sciences Information. Described the development of document systems.

The thesis studies the phenomenon of “extracted gist” of documents as a form of reception Chinese Confucianism Classics in Vietnam, and a way of self-interpretation on  Chinese Confucianism Classics of Vietnamese Confucians in the case of Bui Huy Bich’s the Extracted gist of Xing li da quan. Studied methos of extracting in the Extracted gist of Xing li da quan.

Practical applicability : This study has it’s contributions on studying the exchange, reception of Confucianism classics and documents between Vietnam and China in the era of feudal. Following preceded studies of Bui Huy Bich’s “Extracted gist” document systems to reveal Bui Huy Bich’s personal perception of “Da quan” document system in general and the case of “Xing li da quan” in particular.

12. Further research directions :

Comparatively study the reception of Chinese Confucianism Classics in those nations stayed in the Sinosphere such as Vietnam, Japan, Korea.

Study the Hermeneutic of Confucianism Classics and documents of Vietnamese confucians.

Tác giả: Bùi Anh Chưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây