TTLV: Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Thứ năm - 29/01/2015 01:14

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phùng Văn Nam     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/9/1979

4. Nơi sinh: Xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội               Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu thực trạng thực hiện DVYT cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cho thấy các hoạt động của DVYT dành cho đối tượng xã hội này ngày càng tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DVYT cho người cao tuổi cũng bộc lộ những tồn tại như: các hoạt động y tế dự phòng chưa được thực hiện thường xuyên; chất lượng hoạt động khám chữa bệnh chưa cao; việc phục hồi chức năng cho người cao tuổi chưa được triển khai một cách có bài bản; số lượng, chủng loại thuốc cung ứng ngoài chưa nhiều, chất lượng chưa được quản lý chặt chẽ.

Qua nghiên cứu cũng cho thấy, có nhiều nguồn lực ở địa phương có thể vận dụng để phát triển DVYT phù hợp với người cao tuổi như: các chính sách chăm sóc y tế của Nhà nước; nhân lực y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi... Trên cơ sở những nguồn lực của địa phương, tác giả đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để phát triển DVYT phù hợp với người cao tuổi, góp phần nâng cao sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập học phần Công tác xã hội với người cao tuổi ở các trường đại học, cao đẳng; phát triển DVYT phù hợp người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Công tác xã hội với người cao tuổi, các mô hình nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Một số mô hình công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, 2012.

- Một vài đánh giá về chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo quốc tế đánh giá phúc lợi xã hội: Các mô hình phân phối lại ở Bắc Âu và Đông Á trong bối cảnh toàn cầu, 2013.

- Xu hướng già hóa dân số và những vấn đề đặt ra với an sinh xã hội cho người cao tuổi, Hội thảo khoa học nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử, Văn hóa – xã hội, 2014.

- Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở cơ sở, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị khu vực 1.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phung Van Nam                             2. Sex: Male

3. Date of birth: September 2, 1979                      4. Place of  birth: Luu Son commune, Do Luong district, Nghe An province

5. Admission decision number: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH  Dated: 01/11/2011

6. Changes in academic process:  None

7. Official thesis title: “Developing health service for the old people in Luu Son commune, Do Luong district, Nghe An province”

8. Major: Social work                                            9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Associate professor, PhD. Trinh Van Tung – Vice Chairman of the Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

The results of survey showed that the health services provided for the elderly in Luu Son commune, Do Luong district, Nghe An province increased in both quantity and quality  and met their expectation on health care need.

However, during the implementation of health services for the elderly also revealed shortcomings such as the health care prevention are not carried out regularly; operational quality health care is not good enough; the rehabilitation of the elderly has not been implemented in right way; amount and types of drugs supplied outside health care insurance is not much, the quality is not closely managed.

The study also showed that there are many local resources can be utilized to develop appropriate health services for the elderly such as the health care policies of the State; human resources; facilities, medical equipment; knowledge and skills on providing health care services for the elderly... Base on the findings and available local resources, the person who conducted this survey give some solutions and recommendations for the development of appropriate health services for the elderly, contributing improve health and ensure social security for the elderly.

12. Practical applicability, if any:

The theories and findings of survey could be used as a reference materials for teaching and further studies. The model of health care services for the elderly in Luu Son commune, Do Luong district, Nghe An province could be applied and replicated in other communes in Nghe An province and nationwide.

13. Further research directions, if any:

social work with the elderly, the health care model for the elderly.

14. Thesis-related publications:

- An Introduction of social work models with the elderly in Vietnam today - the International Workshop to share international experience in social work and social security, 2012.

- Some assessment opinions of social welfare policy for the elderly in Vietnam today, International Conference welfare assessment: The model re-distribution in Northern Europe and East Asia in a global context, 2013.

- The trend of population aging and the problems issued to the social security for the elderly, scientific seminar and teaching in History, Culture, Social, 2014.

- The role of social workers in supporting health care for elderly people in the grassroots, Journal of Theoretical Education, Academy of Politics region 1.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây