TTLV: Sáng tạo trong tình thế chuyển đổi: trường hợp phim của Lê Hoàng cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI

Thứ hai - 26/06/2023 03:48
1. Họ và tên học viên: TRẦN THỊ HẢI YẾN                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/05/1983
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 2948/2021//QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Sáng tạo trong tình thế chuyển đổi: trường hợp phim của Lê Hoàng cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Xuân Thạch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Từ sau Đổi mới, các đơn vị, tổ chức hoạt động nghệ thuật Việt Nam chuyển dần sang tự hoạch toán kinh doanh. Một bộ phận sáng tác được nhà nước tài trợ nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Phần còn lại do các đơn vị nghệ thuật tự chủ nguồn kinh phí sản xuất. Điều đó nghĩa cả nhà quản lý và nghệ sĩ phải sáng tác phù hợp với nhu cầu của thị hiếu khán giả, hội nhập vào cơ chế thị trường.
Điện ảnh Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy chung đó. Các công ty sản xuất và phát hành phim tư nhân ra đời. Đồng thời, các hãng phim nhà nước cũng chuyển đổi để thích ứng với tình thế mới, trong đó có Hãng phim Giải Phóng. Hãng giao cho Lê Hoàng thực hiện dự án Gái nhảy. Bộ phim phát hành cuối năm 2002 và nhận được sự quan tâm của khán giả đại chúng, trở thành tiền đề cho sự ra đời của dòng phim thương mại.
Thông qua việc khảo sát ba bộ phim Lưỡi dao (1995), Ai xuôi vạn lý (1996), Gái nhảy (2002) của Lê Hoàng, chúng tôi nhận thấy phim của ông mang nhiều điểm mới với xu hướng tiếp cận nhu cầu khán giả đại chúng. Cụ thể ở một số đặc điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, trong phim của ông có sự chuyển dịch đề tài từ chiến tranh và đời sống hậu chiến đến xã hội đương đại trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai, phim của Lê Hoàng thể hiện cái nhìn mới về con người khi khai thác nhân vật. Nhân vật truyền thống biến đổi, khai thác hình tượng người lính Việt Nam Cộng hoà. Bên cạnh đó xuất hiện những kiểu nhân vật mới như nhân vật tha hoá, nhân vật vũ nữ. Thứ ba, những màu sắc thẩm mỹ mới như lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, đa dạng hoá trong cách thức lựa chọn và mô tả nhân vật, xây dựng chi tiết, phát triển chuyện phim tồn tại trong Lưỡi dao, Ai xuôi vạn lý và Gái nhảy. Thứ tư, sáng tạo trong ngôn ngữ điện ảnh của Lê Hoàng tạo nên những tác phẩm mang xu hướng dễ tiếp nhận cho khán giả đại chúng, nhưng vẫn thể hiện được phong cách tác giả của đạo diễn.
Trên đây là những kết quả chúng tôi khảo sát được với đề tài: Sáng tạo trong tình thế chuyển đổi: trường hợp phim của Lê Hoàng cuối thể kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu các sáng tạo của đạo diễn Lê Hoàng, đặc biệt là bộ phim Gái nhảy. 
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động định hướng sáng tác và sản xuất phim thương mại Việt Nam hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu phim của Lê Hoàng, đặc biệt là Gái nhảy từ hướng tiếp cận xã hội học và từ lý thuyết diễn ngôn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây