1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Quỳnh Trang : 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29 tháng 9 năm 1989
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: Sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2000-2020
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Anh Thư, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn muốn tập trung vào một khía cạnh của xây dựng hòa bình thường bị bỏ qua đó là sự tham gia của phụ nữ trong hòa bình và an ninh.
- Chương 1 của luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý để phụ nữ tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc. Sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng này được hình thành dựa trên cả nguyên tắc lý thuyết và khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, nhân quyền và hiệu quả của các hoạt động giữ gìn hòa bình.
- Dựa trên khung lý luận và pháp lý đã được xác định trong chương 1, luận văn tập trung làm rõ cạnh sự tham gia, đóng góp của phụ nữ trong sứ mệnh hòa bình bao gồm các tiến trình của hòa bình, các lĩnh vực mà phụ nữ đang tham gia đó là quân sự, cảnh sát, dân sự đồng thời xem xét tại một số vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Trên cơ sở thực trạng về sự tham gia và các hoạt động của phụ nữ được chỉ ra, luận văn đánh giá những đóng góp tích cực và thành công của phụ nữ trong lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc, nhìn nhận các khó khăn tồn tại hiện hữu, từ đó đề xuất hướng tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực hòa bình, an ninh thời gian tới để hiện thực hóa các mục tiêu của Liên Hợp Quốc và cam kết chung của các quốc gia. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong lực lượng này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ nội dung nghiên cứu của luận văn trong 20 năm triển khai Nghị quyết 1325, có thể đóng góp cách nhìn tổng quan cho các cơ quan liên quan lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và An ninh về sự tham gia, kết quả, những đóng góp của phụ nữ trong sứ mệnh hòa bình Liên Hợp Quốc để hoạch định chính sách, tham khảo một góc nhìn tổng quát. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu, Cục giữ gìn hòa bình của Việt Nam có thể tham khảo nội dung của Luận văn để có thêm một góc nhìn nhỏ đánh giá tác động và sự tham gia của phụ nữ Việt Nam cho vấn đề an ninh thế giới. Từ đó có thể triển khai xây dựng chiến lược phù hợp để thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với Chương trình Nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Học viên có thể tiếp tục mở rộng nội dung nghiên cứu về đóng góp của phụ nữ trong hòa bình và an ninh.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Pham Thi Quynh Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 29.09.1989 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: Admission Decision of Master Participation No. 2705/2020/QĐ-XHNV dated 26/11/2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title: The participation of women in the United Nations peaceful force for the period 2000-2020
8. Major: International Relations 9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr.Vu Thi Anh Thu, International Relations Department, University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Ha Noi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis that wants to focus on one aspect of normal peace construction is ignored is the participation of women in peace and security.
- Chapter 1 of the thesis focuses on clarifying the theoretical basis and legal bases for women to participate in the United Nations Peace Maintenance Force. The participation of women in this force is formed based on both theoretical and legal framework principles to promote gender equality, human rights and effectiveness of peaceful maintenance activities.
- Based on the theoretical and legal framework determined in chapter 1, the thesis focuses on clarifying the participation and contribution of women in the peaceful mission including the processes of peace and fields. Women who are participating in are military, police, civilians and consider in some territories and countries around the world, including Vietnam.
- On the basis of the situation of participation and activities of women, the thesis evaluates the positive and successful contributions of women in the UN peace preservation force, recognizing the The existing difficulty exists, thereby proposing the direction of women in the field of peace and security in the coming time to realize the goals of the United Nations and the general commitment of the nations. Besides, the thesis also proposed to strengthen the participation of Vietnamese women in this force.
12. Practical applicability, if any:
From the research content of the thesis in 20 years of implementing Resolution 1325, it is possible to contribute an overview of the relevant agencies of women, peace and security on participation, results, these results Women's contributions to the United Nations Peace Mission to make policies, refer to a general perspective. Party agencies, State, research units, and peaceful departments of Vietnam can refer to the content of the thesis to have a small perspective to assess the impact and participation of Vietnamese women. Male for world security issues. From there, it is possible to develop a suitable strategy to show Vietnam's strong commitment to the agenda of women, peace and security in the coming time.
13. Further research directions, if any: Students can continue to expand the research content of women's contributions in peace and security.
14. Thesis-related publications: None
(List them in chronological order)