TTLV: Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

Thứ ba - 23/12/2014 01:45

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hồ Dũng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/02/1984

4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

5. Quyết định công nhận học viên số: 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày: 1/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Từ tháng 11/2011 đến 10/1012: bảo lưu kết quả thi (do không đủ số lượng học viên để mở lớp tại Huế); Từ 11/2012 đến 12/2014: do tiếp tục không đủ số lượng học viên để mở lớp tại Huế nên chuyển ra Hà Nội học lớp Báo chí K16 tại ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận văn: Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

8. Chuyên ngành: Báo chí học      Mã số: 60 32 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn – Chủ nhiệm bộ môn Phát thanh Truyền hình, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn

Qua khảo sát báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Tạp chí Biển Việt Nam cho thấy, các tờ báo và tạp chí đã tuyên truyền sâu rộng, đúng đối tượng về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung vào cuộc sống; phản ánh đầy đủ thực trạng phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn toàn diện về bức tranh kinh tế biển đảo của khu vực, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp; đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy kinh tế biển đảo miền Trung phát triển; Phát hiện mô hình hoạt động có hiệu quả trong các ngành, nghề kinh tế biển đảo miền Trung, từ đó phản ánh lên mặt báo để các nơi khác học tập, nhân rộng.

Các tờ báo đã thiết lập được chương trình nghị sự cho công chúng qua các sự kiện, vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Tức là trước sự kiện, vấn đề lớn các tờ báo, nhà báo thường lập kế hoạch để xác định thông tin ở mức độ nào, có nên thông tin nhiều bài để gây sự chú ý cho công chúng hay không. Qua khảo sát có thể thấy nhiều sự kiện, nhiều vấn đề được các tờ báo thông tin nhiều bài, nhiều kỳ gây sự chú ý đến đông đảo độc giả.

Tính phản biện của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ rất cao. Trong khi đó, các tờ báo Nhân Dân, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Tạp chí Biển Việt Nam tính phản biện thấp. Hay nói cách khác, Thanh Niên và Tuổi Trẻ không dừng lại ở vấn đề tuyên truyền các chính sách, không những chỉ ra các ưu điểm mà còn “đánh” vào những bất cập, chỉ ra những tồn tại, tiêu cực một cách dứt khoát, mạnh tay hơn rất nhiều so với các tờ báo và tạp chí còn lại.

Thông tin chỉ dẫn trên báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung cũng cao hơn rất nhiều so với Nhân Dân, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Tạp chí Biển Việt Nam. Hay nói cách khác, những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trên Thanh Niên và Tuổi Trẻ nhiều hơn. Trong khi đó các tờ báo và tạp chí còn lại nặng hơn về tuyên truyền tức là đưa những thông tin mà cơ quan báo chí cần.

Thông qua khảo sát 6 tờ báo và một tạp chí, tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý các cơ quan báo chí, các nhà báo tác giả luận văn đã nêu lên những thành công, hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả đề tài góp phần bổ sung lý luận chung về vai trò báo chí đối với kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế biển đảo miền Trung. Bên cạnh đó, với việc cung cấp cái nhìn chung và chi tiết về thực trạng hoạt động thông tin báo chí, đề xuất các giải pháp sẽ là căn cứ quan trọng để các cơ quan báo chí, nhà báo khắc phục những tồn tài và phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo Nam Trung Bộ.

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name: Ho Dung                          2. Sex: Male

3. Date of birth: 12/02/1984                   4. Place of birth: Thua Thien Hue

5. Decision of acknowledging trainee No2124/2011/QD-XHNV-SDH dated: 01/11/2011 by Rector of University of Social Science and Humanities, Ha Noi National University

6. Changes during training process: From 11/2011 to 10/2012: the result of entrance into Master Program examination was reserved (because the number of students for class in Hue was not enough)

From 11/2012 to 12/2014: moving to Ha Noi for joining Journalism class K16 at University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University still for lack of students for class in Hue.

7. Name of thesis: Journalism with the economic development of the Middle offshore regions

8. Major: The press/Journalism            9. Code number: 60 32 01 01

9. Scientific guide: Professor Dr. Duong Xuan Son – Head of Department of Broadcasting and Television, Faculty of Journalism, University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi University

10. Summary results of thesis

A review of Nhan Dan, Thanh Nien, Tuoi Tre, Nghe An, Da Nang, Khanh Hoa newspapers and Vietnamese Sea magazine demonstrates that newspapers and magazines has spread propaganda far and wide to the right target about guidelines and policies of the Party and Government on economic development of the Middle offshore regions; reflecting actual status of the Middle offshore regions, helping administrative departments having a comprehensive view of economic picture of islands and offshore regions in the Middle. Then, appropriate policies are given; practical solutions to fostering the Middle offshore regional economy are suggested. The findings of effectively operational model in professions which are strength of the Middle offshore regional regions then were presented in newspapers as experiences or lessons for other regions.

The newspapers have established discussion program to readers on facts, issues that have huge influence in economic development of the Middle offshore regions. Before big events and matters, journalists usually plan for what level to check information, whether to draw attention from viewers with many reports or not. The review demonstrates the fact that a number of events and issues informed in newspapers with many parts attract readers’ attention.

Thanh Nien and Tuoi Tre newspapers express high criticality; meanwhile, the rest shows less. In other words, Thanh Nien and Tuoi Tre present not only propaganda about policies, good points but also negative issues much more than others.

Instruction in Thanh Nien and Tuoi Tre on economic development of the Middle offshore regions is also much higher than others. In other words, essential information for business companies, units, individuals in Thanh Nien and Tuoi Tre is much more, whereas, others express preference to propaganda that means providing information necessary for journalism services.

The methodology includes review of 6 newspapers and 1 magazine, in-depth interviews with administrative staff at journalism agencies and journalists. The study reveals success, limitation as well as solutions so as to prove the important role of journalism to economic development of islands and offshore regions in the Middle.

11. Ability of application in the reality:

The findings contribute to complement general arguments on journalism role to socio-economy, particularly economy of the Middle offshore regions. On the other hand, the thesis also provide specific view of actual status of journalism activities, suggesting solutions as fundamental basis for journalism agencies and journalists to overcome obstacles and challenges, emphasizing journalism role in economic development of the Middle offshore regions.

12. Future research, if any:

Journalism with economic development of the Middle-South offshore regions. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây