TTLV: Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái

Thứ ba - 27/02/2018 22:33

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Songpon Baolopet

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26/01/1981

4. Nơi sinh: Thaí Lan

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2808/2016/QĐ-XHNV-SĐH, ngày  18 tháng 08 năm 2016  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái

8. Chuyên ngành: Việt Nam Học           Mã số: 60.22.01.13

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Duy Dương – Khoa Việt Nam Học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái” hướng đến 3 mục đích:

Thứ nhất, tìm hiểu các dạng cấu trúc của thành ngữ có yếu tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái.

Thứ 2, phân tích ngữ nghĩa, ý nghĩa biểu trưng, sự giống và khác nhau trong sắc thái biểu trưng của một số loài vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái.

Thứ 3, tìm hiểu và lí giải sự giống và khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Thái Lan qua thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái có yếu tố động vật.

Từ những mục đích đó của luận văn, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

- Thành ngữ có yếu tố động vật có vị trí quan trọng trong tổng thể thành ngữ tiếng Việt: 721 thành ngữ với sự có mặt của 129 (bao gồm các loại chim và cá) tên các con vật được sử dụng, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong Tiếng Thái có 666 thành ngữ với 99 (bao gồm các loại chim và cá) tên các con vật được sử dụng.

- Chọn 10 con vật  tiêu biểu thuộc 4 nhóm: động vật nuôi, động vật hoang dã, nhóm côn trùng, sâu bọ, nhóm động vật trong trí tưởng tượng chúng tôi thấy có sự giống và khác nhau về ý nghĩa biểu trưng trong mỗi con vật giữa thành ngữ có yếu tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái tùy thuộc vào cách cảm, cách nghĩ, những quan niệm riêng của người dân mỗi nước.

- Thành ngữ có yếu tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái hé mở rất nhiều đặc trưng thú vị cả về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt cũng như người Thái. Qua đây, chúng ta phần nào hiểu cách ăn, cách ở, phương tiện đi lại, nghề nghiệp kiếm sống, những trò chơi, giải trí, những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết, nét đặc biệt trong cách ứng xử của con người ở mỗi dân tộc.

Qua những phân tích cụ thể, chi tiết chúng tôi đặt hai nền văn hóa trong hệ quy chiếu để thấy được nét tương đồng cũng như dị biệt giữa văn hóa Việt và văn hóa Thái; đồng thời cũng có sự lí giải về sự giống và khác nhau đó trên nhiều phương diện từ vị trí địa lý, lịch sử quốc gia đến quá trình hội nhập, giao thoa văn hóa của mỗi đất nước.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của luận văn này, về thực tiễn sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần cho việc giảng dạy và học thành ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Thái Lan.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Songpon Baolopet             2. Sex: Male

3. Date of birth: 26/01/1981                     4. Place of birth: Thailand

5. Admission decision number: 2808/2016/QĐ-XHNV-SĐH, dated August 18th, 2016 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

6. Change in academic process: No

7. Official thesis title: Initial approach on idioms having animal element in Vietnamese and Thai language

8. Major: Vietnamese Study                     Code: 60.22.01.13

9. Supervisor: Dr. Bui Duy Dương – Faculty of Vietnamese Study - University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis titled “Initial approach on idioms having animal element in Vietnamese and Thai language” aims to 3 objectives:

Firstly, research different structures of idioms having animal element in Vietnamese and Thai language.

Secondly, analyze meaning of words, symbolic meanings, similarity and differences between some animals mentioned in Vietnamese and Thai idioms.

Thirdly, study and explain the similarities and differences between Vietnam and Thailand culture through Vietnamese and Thai idiomatic expressions having animal element.

Based on above mentioned objectives, after time of researching and studying, we have collected the following results:

- Idioms having animal element play an important account in Vietnamese idiom: 721 idioms with 129 names of animal kinds referred (including different kinds of bird and fish), in Thai language there are 666 idioms having animal element with 99 names of animal kinds referred (including different kinds of bird and fish).

- Choosing 10 animals representing for 4 groups: pet, wild animal, insect and imaginary animal, we found out that there are sameness and differences in symbolic meaning in each animal between idioms having animal element in Vietnamese and Thai language depending on specified feeling, thinking and concept of each country.

- Idioms having animal element in Vietnamese and Thai language reveal many interesting features in both material and spiritual culture. We partly learn eating, living manner, transportation vehicles, occupation, games, recreation, history stories, legend, distinction in behavior between each country’s people through this.

By detailed analyzing, we compare the two culture to find out interference and diversity of Vietnam and Thailand culture; in the meantime explain such similarities and differences in many aspects from geographic location, national history to integration procedure of each country.  

11. Practical applicability:

This thesis results in, pratically, data basis for teaching and learning Vietnamese and Thai idioms.

12. Further study directions, if any: No

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây